Chăm sóc trẻ sơ sinh – Sức khỏe trẻ em http://suckhoetreem.org chăm sóc cho trẻ, bệnh trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ Fri, 23 Feb 2024 14:13:39 +0000 vi hourly 1 Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? http://suckhoetreem.org/luong-sua-cho-tre-so-sinh-222/ http://suckhoetreem.org/luong-sua-cho-tre-so-sinh-222/#comments Fri, 11 May 2018 02:57:27 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=222 Khi con vừa mới chào đời hệ tiêu hóa còn rất non nớt nếu mẹ cho bú sữa quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Thế nhưng bé cũng cần cung cấp đủ sữa để đủ dưỡng chất phát triển thể chất. Vậy lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? Làm thế nào để biết được con đã bú đủ no?

luong-sua-cho-tre-so-sinh

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?

Lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần như nào?

Phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa mà mỗi bé sẽ cần lượng sữa cụ thể. Thông thường trẻ sơ sinh bú mỗi ngày từ 8-12 lần. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời vào khoảng trung bình 750ml mỗi ngày. Các mẹ có thể quan sát xem bình thường con có thói quen bú bao nhiêu lần từ đó điều chỉnh lượng sữa cho phù hợp cho trẻ. Ví dụ nếu bé nhà bạn thường bú khoảng 9 lần thì lượng sữa mỗi lần cho bé ăn vào khoảng 83,33 ml.

Với những trẻ dùng sữa công thức sẽ có lưu lượng cụ thể trên hướng dẫn dùng sữa. Cách tính phổ biến nhất là dựa trên số kg cân nặng hiện tại của trẻ nhân với 150 – 200 ml/kg. Ví dụ bé nhà bạn được 3 kg thì mỗi ngày bé cần khoảng 450 ml sữa.

Ban đầu trẻ sẽ bú ít sữa do hệ tiêu hóa vẫn còn nhỏ và chưa phát triển hoàn thiện. Về sau này thì lượng sữa sẽ tăng lên theo thời gian và sự phát triển của trẻ.

Sữa mẹ – Sữa công thức: Sự chênh lệch lượng sữa do đâu?

Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức cần lượng lớn hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do:

  • Mức độ nhất quán dòng chảy khi bú sữa: Trong 3-4 tháng đầu đời sau khi nuốt trẻ sẽ hình thành phản xạ bẩm sinh tự động kích hoạt bú sữa. Khi bú sữa công thức, sữa công thức trong bình sẽ chảy ra đều hơn là trẻ tự hút lấy từ sữa mẹ nên trẻ thường bú được nhiều hơn. Điều này cũng làm trẻ có xu hướng tiêu thụ sữa trong bình nhiều hơn bú ti mẹ (sữa mẹ có thể chảy không nhất quán lúc nhiều ít, có thể tắc).
  • Khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa: Với sữa mẹ trẻ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn là sữa dinh dưỡng. Do đó bé uống sữa bột cần một lượng lớn hơn so với bú sữa mẹ.
  • Chủ động kiểm soát lượng sữa cho trẻ: Khi dùng sữa công thức mẹ sẽ có thể kiểm soát được lượng sữa mà bé uống mỗi ngày, tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ uống nhiều dẫn đến bị nôn trớ.

Cách nhận biết con đã bú no

Với những bé bú sữa mẹ thì điều này thường khó quan sát hơn, nhưng mẹ vẫn có thể biết được nếu để ý một số dấu hiệu sau:

  • Sau khi bú xong bầu ngực mẹ trở nên mềm hơn.
  • Bé đi ngoài phân màu vàng mềm.
  • Nước tiểu của bé không màu hoặc màu vàng nhạt không có mùi.
  • Tâm trạng con vui vẻ hài lòng sau khi bú.
  • Trẻ tăng cân đều khỏe mạnh.
  • Dấu hiệu nào cho thấy con đang muốn bú sữa.
  • Bé ngọ ngoạy quay đầu và mở miệng về phía bạn.
  • Làm một số động tác mút chọp chẹp và mở miệng về phía ngực của bạn.
  • Mẹ có thể chạm nhẹ tay vào khóe miệng bé để thử nếu đòi ăn con sẽ quay đầu và mở miệng.

Ngoài ra mẹ đừng quá lo lắng nếu như con mình bú thời gian ngắn hơn so với các bé khác. Thời gian bú của trẻ phụ thuộc vào cấu tạo bầu sữa mẹ nên có thể ngắn dài khác nhau, đôi khi chỉ vài phút bú là trẻ đã có thể nhận đủ dinh dưỡng rồi. Miễn sao là mẹ cho bé bú đúng cách và không bỏ qua cữ nào cả.

]]>
http://suckhoetreem.org/luong-sua-cho-tre-so-sinh-222/feed/ 178
Cách quấn khăn đúng chuẩn cho trẻ sơ sinh http://suckhoetreem.org/cach-quan-tre-so-sinh-219/ http://suckhoetreem.org/cach-quan-tre-so-sinh-219/#comments Sun, 22 Apr 2018 21:50:22 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=219 Lúc vừa chào đời khả năng thích nghi của bé với môi trường xung quanh vẫn còn kém, thân nhiệt bất ổn định. Việc giữ ấm và làm bé cảm thấy an toàn bằng phương pháp quấn khăn là cần thiết lúc này. Tuy nhiên việc quấn khăn cũng cần đúng kỹ thuật để trẻ không cảm thấy khó chịu hay quấy khóc, thậm chí trường hợp nguy hiểm có thể gây đột tử. Dưới đây là cách quấn khăn cơ bản khoa học cho trẻ sơ sinh.

cach-quan-tre-so-sinh

Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh

Lợi ích của kỹ thuật quấn khăn đối với trẻ

Trước hết các mẹ cùng sức khỏe trẻ em tìm hiểu rõ hơn những lợi ích mà việc quấn khăn mang lại cho bé nhé.

  • Những tuần đầu tiên trong đời trẻ thường bị giật mình do phản xạ Moro – một loại phản xạ nguyên thủy mà bé không tự điều khiển được. Tình trạng này sẽ giảm đi nếu trẻ được quấn khăn.
  • Trẻ thường thích đạp tung chăn ra nên việc quấn khăn sẽ rất tốt trong việc giữ nhiệt cho bé.
  • Bé thường hay quờ quạng tay qua mặt nên có thể làm xước da của mình, quấn khăn giúp tránh tình trạng bé tự cào vào mình.
  • Được cố định và bao bọc nên bé sẽ ngủ ngon hơn dù nằm ngửa, giảm nguy cơ SIDS (Hội chứng tử vong sơ sinh đột ngột)
  • Khi vừa ra đời, bé sẽ có cảm giác mất an toàn do chuyển đổi sang môi trường mới. Quấn khăn giúp bé thấy quen thuộc và yên tâm như khi còn trong bụng mẹ.

Phụ huynh được lợi không kém khi quấn khăn cho con

Bạn sẽ dễ ẵm bé hơn, giảm thiểu tác động khi di chuyển bé và giữ con thẳng người nhất là khi thời điểm này trẻ sơ sinh còn chưa kiểm soát được cổ.

  • Quấn khăn tựa như một chiếc kén nhỏ, bạn sẽ yên tâm hơn nhiều.
  • Thuận tiện lúc mẹ cho bé bú, dễ ẵm bồng và di chuyển.
  • Trường hợp phải xê dịch vị trí lúc trẻ đang ngủ sẽ giảm bớt khả năng bé bị giật mình thức giấc.

Nên mua khăn quấn chất liệu như nào?

Đồ dùng cho trẻ sơ sinh mẹ nên chọn các loại vải 100% cotton như vải dệt cotton nhẹ, vải muslin. Chúng có giá cả hợp lý mà chất liệu lại an toàn với trẻ nhỏ. Bạn có thể tự may hoặc mua kích cỡ sẵn. Nên chọn những khăn quấn thiết kế hình vuông để dễ sử dụng và không bị  giới hạn diện tích dùng.

Tuyệt đối không dùng chăn hay vải dày sẽ làm bé bị nóng khó chịu hoặc gây nguy hiểm khiến bé khó thở nếu lúc vô ý chăn phủ mặt.

Cách quấn trẻ sơ sinh bằng khăn đúng chuẩn

  • Trải thẳng khăn hình vuông ra trên mặt giường hoặc bàn.
  • Đặt bé nằm ngửa vào phần phía trên tấm khăn.
  • Chỉnh tay bé ở hai bên người sao cho thoải mái nhất, tránh lúc quấn tay quá cứng nhắc làm con khó chịu.
  • Xếp 1 gốc của tấm trải xuống dưới, qua vai và bụng trẻ, luồn góc này dưới mông trẻ để cố định.
  • Làm tương tự với bên đối diện rồi chèn góc khăn vào dưới phần khăn vừa làm lúc nãy.

Lưu ý khi quấn khăn cho trẻ:

  • Bạn không cần kéo căng tấm khăn mà chỉ cần chắc là nó thẳng vừa đủ, quan trọng nhất là bé thoải mái.
  • Không để chăn phủ đầu hoặc mặt bé, tốt nhất là quấn không quá phần cổ bé.
  • Nhiều bé ngọ ngoạy nhiều nên không thích quấn khăn, mẹ nên theo dõi để xem con đã thấy thoải mái chưa nếu không có thể điều chỉnh.
  • Không nên quấn nhiều khăn vì sẽ làm bé bị nóng và bí. Chỉ cần cho trẻ mặc tã rồi quấn khăn hoặc mặc đồ sơ sinh là được.
  • Sẽ có những lúc bé thích để tay tự do và biểu đạt điều đó rất rõ ràng, lúc đó mẹ không nên ép bé nằm trong chăn điều đó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bé.
  • Mẹ nên tránh quấn bé quá chặt bở con cần đủ không gian để cử động và thở. Phần chân và hông cũng nên để rộng hơn để bé cử động. Trường hợp quấn trong tư thế ép chân thẳng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các phần này của bé.
  • Tuyệt đối không quấn trẻ sơ sinh ở tư thế nằm sấp, điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.

Ngưng quấn khăn cho trẻ khi nào?

Thường thì quấn khăn chỉ nên dùng cho bé 0-3 tháng tuổi, còn khi thời gian sau đó đến lúc trẻ được 6 tháng thì bé thích quấn từ eo xuống.23

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-quan-tre-so-sinh-219/feed/ 2113
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ http://suckhoetreem.org/cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-213/ http://suckhoetreem.org/cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-213/#comments Sat, 21 Apr 2018 02:36:15 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=213 Làm mẹ lần đầu tiên chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là những ngày đầu con mới sinh. Nhìn con non nớt bé bỏng, mẹ thì luôn cảm thấy bối rối vụng về không biết chăm sóc con sao cho tốt. Hiểu được nỗi lòng và sự lo lắng của mẹ, sức khỏe trẻ em xin chia sẻ một số kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản hi vọng sẽ giúp mẹ phần nào giảm bớt gánh nặng bỡ ngỡ của mẹ.

cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ

Ở giai đoạn này giấc ngủ của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triện hoàn thiện thể chất và tinh thần của con yêu. Dưới đây là một số thông tin được các mẹ bỉm sữa chia sẻ:

Trung bình mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ  vào khoảng 16 tiếng. Trẻ không ngủ liền mạch mà mỗi giấc chỉ kéo dài 3-4 tiếng. Trẻ sơ sinh không bú nhiều một lúc do hệ tiêu hóa còn non yếu nên mẹ nhớ nên đánh thức trẻ để cho con bú đúng giờ. Trẻ bú sữa mẹ sẽ nhanh đói hơn trẻ dùng sữa bột nên cứ khoảng 2 tiếng mẹ nên cho con bú một lần.

Thời kì đầu tiên bé thường khó phân biệt đêm và ngày, lúc đi ngủ mẹ nên bật ánh sáng dịu lại và không thủ thỉ cùng trẻ nữa để tập cho con dấu hiệu báo đến h` ngủ, sau này bé sẽ quen dần. Lúc con bú hoặc ngủ mẹ nên tránh các kích thích mạnh như thay quần áo, tã làm trẻ dễ giật mình

Tắm và vệ sinh cho trẻ

Trước khi tắm cho con mẹ nên cắt móng tay gọn gàng để tránh làm tổn thương da trẻ. Vào mùa hè mẹ có thể tắm cho trẻ hàng ngày nhưng không nên tắm quá nhiều lần sẽ làm mất khả năng giữ  ẩm tự nhiên của da bé. Bởi giai đoạn này da trẻ còn non yếu, việc ma sát nhiều sẽ làm da bé bị tổn thương và dễ bị nhiễm khuẩn. Trẻ sơ sinh được chăm sóc bằng xà phòng riêng biệt để hạn chế tối đa kích ứng. Lúc tắm mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng cho phù hợp, tránh gió lùa để bé không bị cảm.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh chưa rụng rốn (bé mới sinh tuần đầu tiên), mẹ nên chú ý hơn khi vệ sinh cho trẻ sau khi tắm xong. Mẹ nên rửa sạch tay bằng xà phòng và sát trùng bằng cồn 90 độ trước khi lau khô vùng rốn cho bé. Dùng bông tăm và bông gòn thấm hết nước ở rốn. Sử dụng cồn 70 độ để sát trùng vùng da xung quanh rốn. Khi quấn tã mẹ nên quấn dưới rốn bởi phân và nước tiểu của bé dễ gây nhiễm trùng.

Cách cho trẻ bú đúng chuẩn

Trước khi cho trẻ bú, mẹ nên tìm cho mình một chỗ ngồi có dựa lưng, để có điểm tựa lúc cho bé bú và thoải mái khi ngồi lâu dài.

Mẹ nên dùng khăn ấm vệ sinh sạch đầu ti trước và sau khi con bú. Tiếp đó ôm bé vào lòng sao cho ngực bé tiếp xúc với ngực mẹ, mũi bé ngang tầm với đầu ti rồi nhẹ nhàng đưa đầu lại gần mũi hoặc miệng bé để tập cho con bú, mùi sữa mẹ sẽ kích thích bé há miệng.

Lúc bé bắt đầu bú mẹ nên vòng tay phía dưới người trẻ để đỡ phần lưng và vai. Đặc biệt nếu cho bú ở tư thế nằm mẹ phải cẩn thận không được ngủ quên rất dễ đè lên người con hoặc bé bị sặc sữa.

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh được tổng hợp từ kinh nghiệm chăm sóc con của các mẹ bỉm sữa trên diễn đàn, hi vọng những thông tin này sẽ giúp giảm bớt phần nào áp lực chăm sóc con yêu những ngày đầu của cha mẹ.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

]]>
http://suckhoetreem.org/cam-nang-cham-soc-tre-so-sinh-213/feed/ 2411
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè mà mẹ nên biết http://suckhoetreem.org/cach-cham-soc-tre-so-sinh-mua-he-191/ http://suckhoetreem.org/cach-cham-soc-tre-so-sinh-mua-he-191/#comments Thu, 19 Apr 2018 02:18:19 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=191 Việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào các tháng đầu tiên vốn đã là thử thách với nhiều bố mẹ, điều này còn trở nên khó khăn hơn cho cả mẹ lẫn bé nhất là trong cái oi ả nóng bức mùa hè. Nếu không chăm sóc đúng cách con sẽ rất dễ nhiễm bệnh do thời kì này hệ miễn dịch của con còn rất yếu.

cach-cham-soc-tre-so-sinh-mua-he

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

Vào mùa hè ở Việt Nam, nhiệt độ cao cùng độ ẩm lớn thường gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số điểm mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con vào mùa hè:

Nhiệt độ của bé

Giai đoạn đầu đời khả năng điều hòa thân nhiệt ở trẻ sơ sinh còn rất yếu, dễ chịu tác động bởi nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ làm thân nhiệt của bé tăng theo, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể con để có sự điều chỉnh hợp lý. Nên giữ nhiệt độ trong phòng từ 25-26 độ để giúp bé hồi phục thân nhiệt và duy trì thân nhiệt ở mức bình thường.

Cách vệ sinh rốn cho bé

Môi trường nóng ẩm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vùng rốn của bé. Thời kì 5-7 ngày sau khi sinh, phần chân rốn còn lại sẽ bắt đầu khô nên mẹ cần vệ sinh cẩn thận, tránh để vi khuẩn có điều kiện xâm nhập. Để bảo vệ hệ miễn dịch còn non yếu và chưa hoàn thiện của con mẹ nên làm sạch tay bằng xà phòng và nước, tiếp đó sát trùng qua rồi mới chăm sóc rốn cho trẻ.

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh rất mềm bởi lúc này các tổ chức liên kết mô còn lỏng lẻo, bé rất dễ mắc các bệnh về da như rôm sảy, mụn nhọt hoặc thủy đậu do vi khuẩn tấn công. Để hạn chế thấp nhất tình trạng này xảy ra, mẹ cần kiểm tra thường xuyên da của bé để xem có điểm gì bất thường không.

Bên cạnh đó mùa hè nóng bức sẽ làm bé bị đổ mồ hôi thường xuyên dẫn đến hiện tượng rôm sảy ngứa ngáy khó chịu hoặc bị cảm, nên mẹ nhớ lau mồ hôi thường xuyên cho con nhất là các vùng bẹn, nách, cổ, lưng. Đồng thời cho trẻ mặc những bộ đồ thoáng mát, thay bỉm đúng giờ.

Tắm cho con

Mùa hè mẹ có thể yên tâm tắm cho con hàng ngày, tuy nhiên bởi da bé còn mỏng manh nên mẹ cũng không tắm cho con quá nhiều lần trong ngày mẹ nhé. Bởi nó thể ảnh hưởng đến độ ẩm tự nhiên và lớp bảo vệ trên da trẻ khiến da bé càng yếu ớt và dễ bị nhiễm khuẩn hơn đấy. Trẻ sơ sinh sẽ dùng loại xà phòng riêng biệt, mẹ nên tham khảo kĩ để chọn cho một sản phẩm lành tính tránh kích ứng da nhé.

Trẻ sơ sinh có cần uống thêm nước không?

Thật ra lúc này đây thức uống cũng là dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ chính là sữa mẹ. Thông thường bé cũng không cần uống thêm nước vào mùa hè nhưng trong trường hợp trẻ mắc các bệnh lý làm cơ thể mất nước nhanh như tiêu chảy sốt cao, thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ mẹ nhé, đừng tự ý cho trẻ uống nước thêm ở nhà có thể làm bệnh của con nặng hơn.

Trên đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè mà mẹ nên biết. Đây là giai đoạn đầu đời nên con rất cần sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng và cẩn thận của mẹ. Hi vọng những kiến thức tham khảo vừa chia sẻ ở trên sẽ hỗ trợ được phần nào trong công cuộc chăm sóc con yêu của bạn. Chúc bé yêu lớn nhanh và khỏe mạnh.

Xem thêm:

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-cham-soc-tre-so-sinh-mua-he-191/feed/ 2572