Tư vấn sức khỏe – Sức khỏe trẻ em http://suckhoetreem.org chăm sóc cho trẻ, bệnh trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ Wed, 10 Apr 2024 01:39:18 +0000 vi hourly 1 Bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu trong thai kỳ http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-va-canxi-cho-me-bau-trong-thai-ky-519/ http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-va-canxi-cho-me-bau-trong-thai-ky-519/#respond Fri, 12 Jan 2024 03:01:29 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=519 Sắt và canxi là những vi chất rất cần thiết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không biết bổ sung đúng cách sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt vi chất này. Cùng tìm hiểu cách bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu đúng khoa học nhé.

bo sung sat va canxi cho ba bau

Vai trò của sắt và canxi trong thai kỳ

Sắt và Canxi là 2 dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động tái tạo máu và xương của thai nhi. Khi bà bầu thiếu máu và canxi sẽ khiến cho bào thai không đủ chất dinh dưỡng để phát triển

Vai trò của canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong hình thành xương răng của thai nhi. Trong thai kỳ, nhu cầu về canxi tăng liên tục nếu không cung cấp đủ có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi sau này như còi xương, xương dị dạng hay chậm phát triển.

Đối với mẹ bầu, bị thiếu hụt canxi khiến chân bị tê mỏi, mất ngủ… Trong thời kỳ cho con bú, cơ thể mẹ bị suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ đau lưng, đau khớp… Điều này kéo dài là nguyên nhân gây ra hiện tượng loãng xương khi mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.

Nhu cầu về canxi của mẹ bầu như sau:

  • 3 tháng đầu: 800mg/ngày.
  • 3 tháng giữa: 1000mg/ngày
  • 3 tháng cuối thai kỳ và cho con bú: 1.500mg/ngày.

Vai trò của sắt trong thai kỳ

vai-tro-cua-sat-canxi

Sắt là nguyên liệu tạo thành hemoglobin (một loại protein có trong hồng cầu), vận chuyển oxy tới tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ thiếu máu khiến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đối với thai nhi: Thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, thai nhi dễ bị sinh non, nhẹ cân đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ sau này.

Đối với mẹ bầu: Thiếu sắt khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, không tập trung, sức khỏe suy giảm, dễ bị sảy thai, sinh non, sau sinh dễ bị băng huyết, nhiễm trùng…

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ chớ quên bổ sung đủ 2 vi chất này trong thai kỳ nhé. Bổ sung sắt và canxi có thể thông qua nhiều cách khác nhau, phổ biến là qua chế độ ăn uống và sản phẩm bổ sung.

Đọc thêm: Thiếu sắt có gây nguy hiểm đối với trẻ không?

Cách bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu

1. Thông qua chế độ ăn uống

Một thực đơn ăn uống giàu sắt và canxi là điều cần thiết giúp mẹ không những bổ sung đủ vi chất trên mà còn giúp đảm bảo sức khỏe tốt. Sau đây là nhóm thực phẩm giàu sắt và canxi mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn uống của mình mỗi ngày nhé.

Thực phẩm giàu sắt:

thuc-pham-giau-sat

  • Thịt đỏ: Đây là nguồn bổ sung sắt dồi dào dành cho mẹ bầu. Ngoài sắt, thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu…) còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác như protein, vitamin B6, B12… Sắt trong thịt bò là sắt heme dễ hấp thu hơn sắt có nguồn gốc từ thực vật, nhờ đó mà giúp bổ sung sắt cho cơ thể hiệu quả.
  • Cá hồi: Ăn cá hồi giúp mẹ bổ sung sắt cũng như các dưỡng chất quan trọng khác như vitamin D, canxi, giúp cải thiện sức khỏe xương đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở thai nhi. Cá hồi giúp mẹ bổ sung axit béo omega-3, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị lực ở thai nhi.
  • Gan động vật: Gan bò, gan gà, gan lợn đều giàu sắt heme cùng nhiều vitamin A, B2, B12… Tuy nhiên, gan động vật chứa lượng cholesterol cao nên đối với mẹ bầu có vấn đề về tim mạch nên hạn chế loại thực phẩm này.
  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu đỏ, đậu hà lan… là những thực phẩm giàu sắt không nên bỏ qua trong chế độ ăn uống cho mẹ bầu. Ngoài ra, đây là nguồn cung cấp canxi, folage, magie khá dồi dào.
  • Rau xanh lá: Cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót, cải chíp, cải ngọt… là nguồn thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ cùng nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.

Ngoài các thực phẩm trên, một số nguồn thực phẩm khác bổ sung sắt cho mẹ như trứng, ngũ cốc tăng cường, hạt bí ngô, nho khô và các loại trái cây khô khác…

Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu:

thuc-pham-giau-canxi

  • Nhóm hải sản: Cua, tôm, cá chạch, hàu… là nguồn cung cấp canxi dồi dào cùng các vitamin, khoáng chất khác mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Tuy nhiên, khi chế biến mẹ nên nấu chín và ăn với lượng vừa phải nhé. Bởi thường hải sản có chứa nhiều thủy ngân hoặc hay bị nhiễm khuẩn  gây ra một số vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn bổ sung canxi dồi dào mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
  • Các loại rau củ giàu canxi: Phải kể tới như súp lơ xanh, cải bẹ, cải xoăn, khoai lang…
  • Các loại quả giàu canxi: Chuối, cam… là loại quả khá thân thuộc với mọi người. Không chỉ nhiều vitamin mà còn giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt.
  • Các loại hạt giàu canxi: Hạnh nhân, hạt sen, hạt dẻ…

Xem chi tiết: Tổng hợp các thực phẩm giàu sắt và canxi cho mẹ bầu

2. Sản phẩm bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu

Nhu cầu sắt và canxi cho mẹ bầu trong thai kỳ tăng cao. Nhưng chế độ ăn không đủ cung cấp đủ lượng sắt và canxi cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần dùng thêm các sản phẩm bổ sung sắt và canxi.

uong-vi-chat

Khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung vi chất cho mẹ bầu, cần thật thận trọng. Để lựa chọn sản phẩm uy tín, mẹ cần dựa vào các tiêu chí như sau:

  • An toàn
  • Nguồn gốc rõ ràng, uy tín
  • Hiệu quả
  • Dễ uống
  • Được các chuyên gia khuyên dùng.

Hiện nay, sắt có 2 loại sắt hữu cơ và vô cơ. Để hấp thu sắt tốt nhất, mẹ nên chọn loại sắt nước hữu cơ giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy ở sắt như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, nóng trong…

Bên cạnh đó, khi bổ sung 2 vi chất này mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Không uống sắt và canxi cùng lúc để tránh tương tác xảy ra làm giảm khả năng hấp thu của các dưỡng chất này. Tốt nhất, hãy uống chúng cách nhau khoảng 2 giờ. Vậy thời điểm nào uống sắt và canxi tốt nhất? Xem ngay tại đây
  • Áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ tiếng.
  • Vận động nhẹ nhàng, kết hợp các bài tập yoga, bơi lội… để nâng cao sức khỏe, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất giúp cơ thể hấp thu sắt và canxi tốt hơn.

Tham khảo thêm: Bà bầu uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy?

Trên đây là những thông tin về bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu. Hy vọng mẹ đã “bỏ túi” những thông tin bổ ích giúp hành trình mang thai của mình thuận lợi và khỏe mạnh hơn.
]]>
http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-va-canxi-cho-me-bau-trong-thai-ky-519/feed/ 0
Trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn – Mẹ phải làm sao? http://suckhoetreem.org/tre-7-thang-tuoi-bieng-an-178/ http://suckhoetreem.org/tre-7-thang-tuoi-bieng-an-178/#comments Wed, 14 Jun 2023 17:11:34 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=178 Chào bác sĩ. Bé nhà mình là con trai, hết tháng 4 là bé vừa tròn 7 tháng, cháu nặng 7,2kg và cao 64,5 cm. Bé nhà mình bình thường rất ngoan nhưng cứ đến giờ cơm là quấy khóc, bình thường rất lười uống sữa dỗ mãi có khi mất cả 30 phút mới uống xong. Còn khi tập ăn dặm thì ban đầu lúc cho bé đi chơi quanh khu thì vẫn chịu ăn nhưng giờ thì bé toàn ngậm hoặc phun thức ăn thôi. Mình rất lo lắng không biết làm gì để con ăn được nhiều hơn. Rất mong bác sĩ giúp mình với ạ. Cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Đồng Thị Ngọc Mai

Hải Dương

tre-7-thang-tuoi-bieng-an-2

Trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn mẹ phải làm sao?

Trả lời:

Chào bạn Ngọc Mai!

Theo thông tin của cháu đối chiếu cùng tiêu chuẩn của WHO(cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 7 tháng tuổi là 7,9 – 68,7cm) thì chiều cao và cân nặng của bé nhà bạn hơi thấp so với trẻ bình thường. Tuy vậy bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây vẫn chưa được tính là mức độ suy dinh dưỡng. Lúc này bạn nên theo dõi chế độ ăn uống của trẻ để xác định nguyên nhân tại sao con lại không thích ăn và thay đổi cho phù hợp là bé sẽ lại ăn ngon lớn nhanh khỏe mạnh phát triển bình thường. Bạn có thể tham khảo xem bé nhà mình có nằm trong lý do nào dưới đây không nhé:

Nguyên nhân thường gặp khi trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn

  • Bé đang mọc răng đau lợi nên gặp khó khăn khi nhai nuốt và không muốn ăn bất kỳ thứ gì.
  • Trước đây trẻ chỉ quen bú sữa, nên thời kì đầu tập ăn dặm bé cần có thời gian để thích nghi. Nên ban đầu không phải mùi vị thức ăn nào trẻ cũng tiếp nhận được.
  • Trẻ 7 tháng biếng ăn có thể liên quan đến các vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất như loạn đường khuẩn ruột, rối loạn sự co bóp hoặc khả năng tiết dịch trong dạ dày và ruột. Trường hợp này mẹ nên đưa con đến bệnh viện để có chuẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị dứt điểm.
  • Trẻ mới ốm dậy nên không muốn ăn uống, sau khi khỏi, trẻ sẽ ăn uống trở lại bình thường.
  • Trẻ có thói quen ăn vặt trước bữa ăn. Việc cho con ăn không đúng bữa hoặc tự do ăn đồ ăn vặt khiến bé lúc nào cũng cảm giác lưng bụng và không muốn ăn khi đến bữa chính.
  • Bé sợ phải ăn do bố mẹ ép ăn hoặc khối lượng thức ăn quá nhiều. Khi bị áp lực tâm lý trẻ sẽ bị ám ảnh và không còn hứng thú ăn uống nữa.

Một số giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn

Thay đổi chế độ ăn uống

Mẹ đưa vào thực đơn của trẻ những loại thức ăn dễ tiêu hóa phù hợp từng độ tuổi. Một số loại thực phẩm như hạt sen, đậu xanh ý dĩ,… tuy là nhiều dinh dưỡng nhưng lại khó hấp thu đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Thay đổi khẩu phần ăn cho phù hợp với con, linh hoạt cách chế biến cũng như thực phẩm khi nấu cho trẻ. Bạn nên mua những đồ dùng ăn uống bắt mắt và trang trí đáng yêu như theo phong cách hoạt hình, cây cối, ngôi nhà, khuôn mặt,… con sẽ hứng thú hơn khi ăn đấy.

☛ Đọc thêm: Món ngon cho trẻ biếng ăn

Tập cho con những thói quen ăn uống lành mạnh

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt hay bú sữa trước giờ ăn chính của bé.
  • Hạn chế việc vừa đi rong vừa cho ăn vì nó tạo thói quen xấu đồng thời hại đến dạ dày của bé do hoạt động trong lúc ăn.
  • Mẹ có thể cho bé ăn cùng gia đình hoặc nếu nhà có trẻ khác thì cho các bạn ấy ăn cùng nhau. Việc này sẽ giúp bé hứng thú hơn khi ăn đấy.
  • Con không ăn đương nhiên là đáng lo rồi. Nhưng con sợ mà chán ăn còn khó giải quyết hơn nhiều đấy vì thế khi trẻ không muốn ăn nữa thì bạn cũng không nên ép con.

Trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn là hiện tượng không hiếm gặp vì giai đoạn ăn dặm đầu bao giờ cũng khó khăn cho cả mẹ lẫn bé. Vì vậy mẹ nên chịu khó theo dõi việc ăn uống của con nhiều hơn nhé. Chúc bé sớm ăn ngon miệng trở lại lớn nhanh và khỏe mạnh.

Ngoài ra, nếu mẹ Mai quan tâm đến các kiến thức chăm sóc con trẻ biếng ăn, mẹ có thể tham khảo thêm ở website Norikidplus.vn này nhé. Có rất nhiều thông tin hữu ích giúp mẹ đấy.

☛ Có thể bạn quan tâm: Trẻ 8 tháng biếng ăn và cách khắc phục

]]>
http://suckhoetreem.org/tre-7-thang-tuoi-bieng-an-178/feed/ 5037