Sức khỏe trẻ em http://suckhoetreem.org chăm sóc cho trẻ, bệnh trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ Wed, 10 Apr 2024 01:39:18 +0000 vi hourly 1 Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ: đừng xem nhẹ! http://suckhoetreem.org/thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em-516/ http://suckhoetreem.org/thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em-516/#respond Tue, 16 Jan 2024 03:06:59 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=516 Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ ngày càng gia tăng. Tình trạng này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển và quá trình học tập về sau. Vậy thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng ra sao? Cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ gây ảnh hưởng ra sao?

Sắt là vi chất cần thiết cho rất nhiều hoạt động của cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hemoglobin – chất mang oxy trong máu. Với trẻ nhỏ, thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu hàng đầu. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực với sức khỏe và sự phát triển của bé.

Theo đó, thiếu sắt có thể khiến da của trẻ trở nên nhợt nhạt, xanh xao, đồng thời bé cũng thường xuyên cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm khả năng tập trung và học tập. Về lâu dài, trẻ có thể bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí não. Mặt khác, thiếu máu thiếu sắt cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ bằng cách nào?

Tùy trường hợp cụ thể, tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như:

Bổ sung sắt qua sữa mẹ

Với trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp sắt vô cùng quý giá. Mặc dù trong 1 lít sữa mẹ chỉ có khoảng 0.35mg sắt, tuy nhiên nó có khả năng hấp thu rất cao (khoảng 70%) và hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sắt của bé trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bên cạnh sữa mẹ, bé sẽ cần được cung cấp sắt từ các nguồn dinh dưỡng khác để đảm bảo cho sự phát triển thể chất và trí não.

Đọc thêm: Cách bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ dưới 1 tuổi 

Bổ sung sắt qua chế độ ăn

thuc pham giau sat cho tre

Với những trẻ đã bước sang giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn, việc bổ sung sắt cho bé qua chế độ ăn là cần thiết. Một số thực phẩm giàu sắt có thể thêm vào thực đơn của bé bao gồm:

  • Thịt động vật: Thịt bò, thịt heo, thịt gà…
  • Trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…
  • Rau củ: Rau chân vịt, bông cải xanh, rau ngót…
  • Trái cây: Dưa hấu, mận, dâu tây, mơ khô, nho khô…

Ngoài ra, để cơ thể bé hấp thụ sắt tốt hơn, mẹ hãy cho bé bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây…

Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt

Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt là giải pháp hữu hiệu để cải thiện, phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt với các dạng viên nang, viên nén, siro, viên nhai… mẹ có thể cân nhắc lựa chọn tùy theo nhu cầu và tình trạng riêng của trẻ. Tuy nhiên, khi chọn mua cần lưu ý một vài tiêu chí như:

  • Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Thành phần an toàn, không chứa chất cấm
  • Được Bộ Y tế cấp phép
  • Hấp thu tốt, không gây nóng trong, táo bón

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh chọn những loại thuốc sắt có mùi tanh kim loại bởi chúng có thể khiến trẻ khó uống, gây nôn trớ khi sử dụng. Thay vào đó, hãy ưu tiên các sản phẩm có hương vị thơm ngon, dễ uống như thuốc sắt nước Fogyma để việc bổ sung sắt cho trẻ trở nên dễ dàng hơn.

thuoc sat nuoc fogyma cho be

Fogyma là sản phẩm được sản xuất bởi công ty CPC1 Hà Nội, với thành phần chính là phức hợp sắt I) hydroxide polymaltose (IPC), giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả, tối ưu hơn so với các loại sắt thông thường. IPC có độ an toàn cao, không chứa ion sắt tự do, giúp giảm thiểu kích ứng dạ dày và hạn chế các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng sắt (như táo bón, cảm giác nóng rát, tiêu chảy…).

Sản phẩm được đánh giá cao từ nguyên liệu đầu vào 100% nhập khẩu Italia cho đến quy trình sản xuất hiện đại BFS, đảm bảo sản phẩm vô khuẩn và giữ được hàm lượng hoạt chất tối đa, đem lại hiệu quả cao khi sử dụng.

Đặc biệt, Fogyma có hương vị ngọt ngào và hương trái cây thơm ngon, giúp các bé thích thú hơn khi sử dụng.

Tham khảo: 1 năm bổ sung sắt cho trẻ mấy lần?

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

Chăm sóc trẻ đúng cách cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng như giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn.

Theo đó, khi chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt ta cần lưu ý:

  • Bổ sung thuốc sắt cho trẻ đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Nên cho trẻ uống thuốc sắt lúc bụng đói, trước ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa sáng từ 1 – 2 giờ.
  • Không cho trẻ uống sắt cùng lúc với canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi như sữa, váng sữa, sữa chua, phô mai…
  • Không cho trẻ uống các thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon cùng lúc với sắt.
  • Cho bé ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể tăng số lần bú trong ngày để giúp bé nhận được nhiều sắt hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn và chế biến đa dạng để giúp bé ăn ngon miệng hơn, tạo sự hứng khởi khi ăn uống.

Ngoài ra, trẻ thiếu máu thiếu sắt có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi vận động. Vì vậy, cha mẹ nên để bé có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tránh vận động mạnh trong giai đoạn điều trị ban đầu, sau đó có thể cho bé dần làm quen lại với các bài tập vận động nhẹ nhàng để cải thiện thể chất.

Tìm hiểu chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

Kết luận:

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là vấn đề sức khỏe cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho bé, cha mẹ cũng cần chủ động theo dõi sức khỏe, cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn nếu có các triệu chứng thiếu máu rõ rệt, đặc biệt khi nhận thấy sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

]]>
http://suckhoetreem.org/thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em-516/feed/ 0
Bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu trong thai kỳ http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-va-canxi-cho-me-bau-trong-thai-ky-519/ http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-va-canxi-cho-me-bau-trong-thai-ky-519/#respond Fri, 12 Jan 2024 03:01:29 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=519 Sắt và canxi là những vi chất rất cần thiết giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không biết bổ sung đúng cách sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt vi chất này. Cùng tìm hiểu cách bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu đúng khoa học nhé.

bo sung sat va canxi cho ba bau

Vai trò của sắt và canxi trong thai kỳ

Sắt và Canxi là 2 dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động tái tạo máu và xương của thai nhi. Khi bà bầu thiếu máu và canxi sẽ khiến cho bào thai không đủ chất dinh dưỡng để phát triển

Vai trò của canxi

Canxi có vai trò quan trọng trong hình thành xương răng của thai nhi. Trong thai kỳ, nhu cầu về canxi tăng liên tục nếu không cung cấp đủ có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi sau này như còi xương, xương dị dạng hay chậm phát triển.

Đối với mẹ bầu, bị thiếu hụt canxi khiến chân bị tê mỏi, mất ngủ… Trong thời kỳ cho con bú, cơ thể mẹ bị suy yếu, hay đổ mồ hôi trộm, dễ đau lưng, đau khớp… Điều này kéo dài là nguyên nhân gây ra hiện tượng loãng xương khi mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.

Nhu cầu về canxi của mẹ bầu như sau:

  • 3 tháng đầu: 800mg/ngày.
  • 3 tháng giữa: 1000mg/ngày
  • 3 tháng cuối thai kỳ và cho con bú: 1.500mg/ngày.

Vai trò của sắt trong thai kỳ

vai-tro-cua-sat-canxi

Sắt là nguyên liệu tạo thành hemoglobin (một loại protein có trong hồng cầu), vận chuyển oxy tới tế bào, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ thiếu máu khiến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đối với thai nhi: Thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, thai nhi dễ bị sinh non, nhẹ cân đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ sau này.

Đối với mẹ bầu: Thiếu sắt khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, không tập trung, sức khỏe suy giảm, dễ bị sảy thai, sinh non, sau sinh dễ bị băng huyết, nhiễm trùng…

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ chớ quên bổ sung đủ 2 vi chất này trong thai kỳ nhé. Bổ sung sắt và canxi có thể thông qua nhiều cách khác nhau, phổ biến là qua chế độ ăn uống và sản phẩm bổ sung.

Đọc thêm: Thiếu sắt có gây nguy hiểm đối với trẻ không?

Cách bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu

1. Thông qua chế độ ăn uống

Một thực đơn ăn uống giàu sắt và canxi là điều cần thiết giúp mẹ không những bổ sung đủ vi chất trên mà còn giúp đảm bảo sức khỏe tốt. Sau đây là nhóm thực phẩm giàu sắt và canxi mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn uống của mình mỗi ngày nhé.

Thực phẩm giàu sắt:

thuc-pham-giau-sat

  • Thịt đỏ: Đây là nguồn bổ sung sắt dồi dào dành cho mẹ bầu. Ngoài sắt, thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu…) còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác như protein, vitamin B6, B12… Sắt trong thịt bò là sắt heme dễ hấp thu hơn sắt có nguồn gốc từ thực vật, nhờ đó mà giúp bổ sung sắt cho cơ thể hiệu quả.
  • Cá hồi: Ăn cá hồi giúp mẹ bổ sung sắt cũng như các dưỡng chất quan trọng khác như vitamin D, canxi, giúp cải thiện sức khỏe xương đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển xương và răng ở thai nhi. Cá hồi giúp mẹ bổ sung axit béo omega-3, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ và thị lực ở thai nhi.
  • Gan động vật: Gan bò, gan gà, gan lợn đều giàu sắt heme cùng nhiều vitamin A, B2, B12… Tuy nhiên, gan động vật chứa lượng cholesterol cao nên đối với mẹ bầu có vấn đề về tim mạch nên hạn chế loại thực phẩm này.
  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu đỏ, đậu hà lan… là những thực phẩm giàu sắt không nên bỏ qua trong chế độ ăn uống cho mẹ bầu. Ngoài ra, đây là nguồn cung cấp canxi, folage, magie khá dồi dào.
  • Rau xanh lá: Cải bó xôi, bông cải xanh, rau ngót, cải chíp, cải ngọt… là nguồn thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ cùng nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.

Ngoài các thực phẩm trên, một số nguồn thực phẩm khác bổ sung sắt cho mẹ như trứng, ngũ cốc tăng cường, hạt bí ngô, nho khô và các loại trái cây khô khác…

Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu:

thuc-pham-giau-canxi

  • Nhóm hải sản: Cua, tôm, cá chạch, hàu… là nguồn cung cấp canxi dồi dào cùng các vitamin, khoáng chất khác mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Tuy nhiên, khi chế biến mẹ nên nấu chín và ăn với lượng vừa phải nhé. Bởi thường hải sản có chứa nhiều thủy ngân hoặc hay bị nhiễm khuẩn  gây ra một số vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là nguồn bổ sung canxi dồi dào mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
  • Các loại rau củ giàu canxi: Phải kể tới như súp lơ xanh, cải bẹ, cải xoăn, khoai lang…
  • Các loại quả giàu canxi: Chuối, cam… là loại quả khá thân thuộc với mọi người. Không chỉ nhiều vitamin mà còn giàu khoáng chất, đặc biệt là sắt.
  • Các loại hạt giàu canxi: Hạnh nhân, hạt sen, hạt dẻ…

Xem chi tiết: Tổng hợp các thực phẩm giàu sắt và canxi cho mẹ bầu

2. Sản phẩm bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu

Nhu cầu sắt và canxi cho mẹ bầu trong thai kỳ tăng cao. Nhưng chế độ ăn không đủ cung cấp đủ lượng sắt và canxi cho mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần dùng thêm các sản phẩm bổ sung sắt và canxi.

uong-vi-chat

Khi lựa chọn các sản phẩm bổ sung vi chất cho mẹ bầu, cần thật thận trọng. Để lựa chọn sản phẩm uy tín, mẹ cần dựa vào các tiêu chí như sau:

  • An toàn
  • Nguồn gốc rõ ràng, uy tín
  • Hiệu quả
  • Dễ uống
  • Được các chuyên gia khuyên dùng.

Hiện nay, sắt có 2 loại sắt hữu cơ và vô cơ. Để hấp thu sắt tốt nhất, mẹ nên chọn loại sắt nước hữu cơ giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy ở sắt như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, nóng trong…

Bên cạnh đó, khi bổ sung 2 vi chất này mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Không uống sắt và canxi cùng lúc để tránh tương tác xảy ra làm giảm khả năng hấp thu của các dưỡng chất này. Tốt nhất, hãy uống chúng cách nhau khoảng 2 giờ. Vậy thời điểm nào uống sắt và canxi tốt nhất? Xem ngay tại đây
  • Áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ tiếng.
  • Vận động nhẹ nhàng, kết hợp các bài tập yoga, bơi lội… để nâng cao sức khỏe, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất giúp cơ thể hấp thu sắt và canxi tốt hơn.

Tham khảo thêm: Bà bầu uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy?

Trên đây là những thông tin về bổ sung sắt và canxi cho mẹ bầu. Hy vọng mẹ đã “bỏ túi” những thông tin bổ ích giúp hành trình mang thai của mình thuận lợi và khỏe mạnh hơn.
]]>
http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-va-canxi-cho-me-bau-trong-thai-ky-519/feed/ 0
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và cách cải thiện http://suckhoetreem.org/bieng-an-sinh-ly-o-tre-504/ http://suckhoetreem.org/bieng-an-sinh-ly-o-tre-504/#respond Mon, 25 Dec 2023 08:57:43 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=504 Tình trạng biếng ăn ở trẻ là một thách thức lớn đối với nhiều bậc phụ huynh. Biếng ăn sinh lý là một trong những loại biếng ăn phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của của toàn diện. Hãy cùng chúng tôi tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé.

bieng an sinh ly o tre

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ là một hiện tượng thường gặp khi trẻ bất ngờ mất hứng thú hoặc giảm khẩu phần ăn so với bình thường. Thông thường, tình trạng này xuất hiện trong khoảng vài ngày đến hai tuần và được xem là một phần trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý thường xuyên xảy ra khi cơ thể của trẻ có sự thay đổi như mọc răng, tập bò, hay bắt đầu ăn dặm…

bieng an sinh ly

Tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ thường xuất hiện trong khoảng 2 – 3 tuần và thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê, khoảng 40% trẻ em đã trải qua tình trạng biếng ăn kéo dài suốt nhiều tháng, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Những triệu chứng cho thấy trẻ đang bị biếng ăn sinh lý

Dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ thường được thể thể hiện qua những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ có thể bắt đầu bú ít hơn so với thời gian trước đó hoặc thậm chí có thể giảm hoặc ngừng tự bú vào ban đêm. Thời gian mỗi cữ bú có thể rút ngắn và trẻ không còn hứng thú đòi bú mẹ, thậm chí có thể phản đối khi được mẹ cho bú.
  • Trẻ có thể chỉ chấp nhận ăn một số loại thức ăn và từ chối trải nghiệm các món mới dẫn đến tình trạng từ chối ăn hoặc chỉ ăn một lượng rất ít.
  • Khi ăn, trẻ có thể trở nên quấy khóc hoặc chỉ muốn ngậm thức ăn mà không chịu nuốt.
  • Trẻ trở nên hiếu động, nghịch ngợm và chú ý hoặc quan tâm đến thức ăn.
  • Trẻ xảy ra tình trạng sụt cân đột ngột hoặc không tăng cân trong một khoảng thời gian cụ thể.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng biếng ăn sinh lý

Các nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ thường bao gồm:

  • Việc trẻ phải thích nghi với môi trường mới sẽ tạo cảm giác không thoải mái và từ chối ăn.
  • Mệt mỏi, căng thẳng và lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.
  • Trẻ mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm họng có thể làm cho trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc, mệt mỏi. Sức đề kháng giảm có thể khiến trẻ mất vị giác và không hứng thú với thức ăn.
  • Một số trẻ sơ sinh có thể gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trào ngược dạ dày, tạo cảm giác không thoải mái trong khi ăn.

Những giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

giai doan bieng an

Quá trình biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ có thể được phân loại theo các giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu phát triển khả năng lật, ngóc đầu, quan sát môi trường xung quanh, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ đối với việc ăn.
  • Giai đoạn 6 tháng: Thời kỳ này sẽ có sự thay đổi trong việc tập ăn dặm và quen với nhiều loại thực phẩm mới. Sự đổi mới trong chế độ ăn có thể tác động đến sở thích ẩm thực của trẻ.
  • Giai đoạn từ 9 – 10 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu tập bò, đứng và đi khiến bữa ăn có thể không còn hấp dẫn như trước. Việc mọc răng cũng có thể gây ra sưng đau và sốt, tạo ra tình trạng mệt mỏi từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn.
  • Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi: Lúc này trẻ bắt đầu có sự thay đổi trong môi trường sống và chế độ ăn có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý. Điều này có thể làm cho trẻ trở nên biếng ăn do áp lực hoặc sự thay đổi trong lối sống hàng ngày.

>>> Đọc thêm: Trẻ 6 tháng biếng ăn cần cải thiện thế nào?

Những cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ

bieng an

Tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ thường không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ, thế nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, việc quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ là điều quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm tình trạng biếng ăn sinh lý bao gồm:

  • Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày để rút ngắn thời gian ăn mỗi bữa giúp trẻ cảm thấy dễ dàng thưởng thức bữa ăn hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn.
  • Tạo cảm giác thú vị cho trẻ bằng cách trang trí món ăn với nhiều màu sắc. Một bữa ăn bắt mắt hơn có thể kích thích sự tò mò của trẻ và khuyến khích việc trải nghiệm những thức ăn mới.
  • Bổ sung chế độ ăn bằng cách tăng cường sữa và thêm vào đó các bữa ăn phụ như sữa chua, phô mai, bánh quy, trái cây sẽ giúp trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ, không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, không ăn rong,…

Biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh chật vật trong quá trình tìm giải pháp cải thiện. Hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết và khắc phục vấn đề biếng ăn sinh lý ở trẻ một cách hiệu quả nhất.

]]>
http://suckhoetreem.org/bieng-an-sinh-ly-o-tre-504/feed/ 0
Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ 1 – 2 tuổi http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-cho-tre-1-2-tuoi-496/ http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-cho-tre-1-2-tuoi-496/#respond Fri, 22 Dec 2023 10:08:43 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=496 Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi trẻ có nhu cầu cao về sắt nhằm đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển. Nhiều cha mẹ lo lắng, không biết bổ sung sắt cho bé như thế nào ĐÚNG và ĐỦ. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.

bo sung sat tre 1 2 tuoi

Có nên bổ sung sắt cho trẻ 1- 2 tuổi?

Sắt được biết đến là nguyên liệu tạo huyết sắc tố, myoglobin, và nhiều enzyme khác (đặc biệt là enzyme hệ miễn dịch)… Sắt tham gia tạo máu, vận chuyển oxy tới các tế bào của cơ thể. Sắt cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển não bộ cũng như hệ thần kinh ở trẻ.

Thiếu sắt khiến trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển về não bộ, thường xuyên ốm vặt… Nếu thiếu máu kéo dài không có biện pháp cải thiện, trẻ dễ bị thiếu máu.

Thực trạng hiện nay, tỷ lệ trẻ thiếu sắt ở nước ta đang ở mức cao đặc biệt là trẻ ở mức 1 – 2 tuổi. Những lý do khiến trẻ ở độ tuổi này thiếu sắt phải kể đến như trẻ cai sữa sớm hoặc sữa mẹ không đủ cung cấp sắt mà bé cần, chế độ ăn uống nghèo sắt, cơ thể hấp thu sắt kém, trẻ đang ở giai đoạn tăng trưởng hoặc do nhiễm giun sán…

Thiếu sắt khiến bé mệt mỏi, xanh xao, sức đề kháng suy giảm… Lâu dài gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe, không chỉ đề kháng mà nhận thức suy giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập sau này. Do đó, bổ sung sắt cho trẻ độ tuổi 1 – 2 là rất cần thiết để duy trì sự sống và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Xem thêm: Thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không?

Bổ sung sắt cho trẻ 1 – 2 tuổi như thế nào?

vi-chat

Về liều lượng: Liều sắt trẻ ở độ tuổi này cần 7mg sắt/ngày, không vượt quá 40mg/ngày. Mẹ lưu ý, không nên cho bé uống với liều lượng quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc sắt gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Về thời điểm bổ sung sắt: Nên cho bé uống sắt vào buổi sáng khi bụng rỗng, tối thiểu trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng. Tuy nhiên, đối với những bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm, dễ buồn nôn khi uống sắt, mẹ nên cho bé uống trong hoặc sau bữa ăn với liều lượng ở mức thấp, sau đó theo dõi và tăng từ từ tới liều điều trị.

Thời gian bổ sung sắt thông thường kéo dài từ 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào sức khỏe cũng như cơ địa của bé. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác về liều lượng và thời gian bổ sung.

3 cách bổ sung sắt cho trẻ 1 – 2 tuổi

1. Bổ sung sắt từ sữa mẹ

Trẻ ở giai đoạn từ 1 – 2 tuổi vẫn còn đang bú sữa mẹ. Vì vậy, mẹ vẫn có thể bổ sung sắt cho con từ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này. Tuy hàm lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, chỉ chiếm 0,35mg/lít nhưng cơ thể lại dễ hấp thu nguồn sắt này.

Để tăng chất lượng sữa mẹ, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống giàu sắt từ những thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, trứng, rau xanh lá đậm, các loại đậu, các loại hạt… nhé.

Chi tiết: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ qua sữa mẹ

2. Chế độ ăn uống giàu sắt cho bé

thuc-pham-giau-sat

Giai đoạn 1 – 2 tuổi bé đã ăn dặm khá tốt, mẹ có thể xây dựng thực đơn giàu sắt cho con. Nhóm thực phẩm giàu sắt bao gồm:

  • Nguồn động vật: Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt dê…), hải sản (tôm, cua, cá hồi, ngao, sò, hàu…), gan thận động vật, trứng, thịt gia cầm.
  • Nguồn thực vật: Rau lá xanh như rau bina, bông cải xanh, rau ngót, rau cải chíp, cải ngọt, xà lách…; các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu lăng…), các loại hạt (hạt chia, hạt óc chó, hạnh nhân…), ngũ cốc nguyên hạt…

Trong đó, nguồn sắt từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật. Mẹ kết hợp thực phẩm để xây dựng thực đơn đa dạng khác nhau, không chỉ giúp mẹ thích thú khi ăn uống mà còn cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng giúp con phát triển tốt.

Mẹ nên bổ sung cho con thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt. Trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh, dâu tây, cà chua… là nhóm giàu vitamin C mà mẹ nên thêm vào thực đơn ăn uống cho con.

3. Bổ sung chế phẩm sắt

Khi nguồn dinh dưỡng không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, mẹ có thể bổ sung thông qua các chế phẩm sắt. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên tự ý cho bé uống sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên thị trường hiện nay có vô số các loại chế phẩm sắt khác nhau. Tuy nhiên, để lựa chọn loại phù hợp cho bé, mẹ nên dựa vào các tiêu chí sau khi chọn sắt bổ sung cho con:

  • An toàn
  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín
  • Hiệu quả
  • Dễ uống

Khi bổ sung sắt cho con, cha mẹ cần tuân thủ theo liều lượng, thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Tránh uống sắt với nhóm thực phẩm kiêng kị như thực phẩm giàu canxi, đồ uống có ga, caffein gây giảm hấp thu sắt. Đồng thời, uống cùng vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn.

Uống sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, tiêu chảy, nóng trong. Mẹ nên lựa chọn loại sắt dễ hấp thu, hạn chế các tác dụng phụ thường thấy ở sắt.

Xem chi tiết: Trẻ uống sắt bị táo bón phải làm sao?

Sau khi trẻ uống sắt, mẹ nhớ để thuốc xa tầm tay trẻ em để tránh tình trạng bé sử dụng quá liều dẫn tới ngộ độc sắt rất nguy hiểm tính mạng.

Sắt rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ về thể chất lẫn trí tuệ. Cha mẹ chú trọng bổ sung đủ sắt cho con để phòng ngừa thiếu sắt thiếu máu. Hy vọng những thông tin trên đã giúp cha mẹ bổ sung sắt cho bé 1 – 2 tuổi đúng cách. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
]]>
http://suckhoetreem.org/bo-sung-sat-cho-tre-1-2-tuoi-496/feed/ 0
Cách trị biếng ăn cho trẻ 3 tuổi – cha mẹ đã biết chưa? http://suckhoetreem.org/cach-tri-bieng-an-cho-tre-3-tuoi-487/ http://suckhoetreem.org/cach-tri-bieng-an-cho-tre-3-tuoi-487/#respond Thu, 14 Dec 2023 09:53:58 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=487 Trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn là điều nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng. Ở giai đoạn 3 tuổi, bé đã bắt đầu biết chọn những món ăn mình thích và thể hiện qua việc chọn thức ăn. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn này ở trẻ? Dưới đây là những gợi ý hữu ích cho cha mẹ.

cach tri tre 3 tuoi bieng an

1. Cho trẻ ăn chung với gia đình

Trẻ 3 tuổi đã có thể ngồi ăn cùng với gia đình nên cha mẹ không cần quá lo lắng là trẻ ăn chậm hay ăn ít. Việc cho trẻ 3 tuổi biếng ăn ngồi cùng gia đình trong các bữa ăn sẽ giúp trẻ quan sát được mọi người ăn thế nào và bắt chước theo. Ngoài ra, bé cũng có sẽ cảm thấy mình là thành viên trong gia đình.

2. Cho trẻ tự xúc ăn

cho tre tu xuc an

Cha mẹ nên để cho trẻ tự xúc đồ ăn của mình. Bé có thể tự bốc thức ăn bằng tay hoặc sử dụng thìa nĩa để xúc đồ ăn cho vào miệng. Tuy việc này có làm rơi vãi nhiều thức ăn ra ngoài, thế nhưng cha mẹ cũng hãy để cho trẻ tự xúc. Cách này sẽ kích thích trẻ khám phá đồ ăn, trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.

3. Để trẻ tự chọn món ăn mình yêu thích

Trẻ 3 tuổi là giai đoạn bé đã bắt đầu biết thể hiện bản thân. Giai đoạn này trẻ rất thích tự chọn bộ quần áo mình sẽ mặc, chỉ ăn những món mình thích, thích lựa chọn đồ chơi, tự mở hộp bánh. Vì thế cha mẹ có thể trao quyền cho trẻ để được tự làm chủ. Phụ huynh có thể hỏi trẻ muốn ăn gì vào ngày hôm sau và lên thực đơn theo sở thích của trẻ. Điều này sẽ kích thích sự mong chờ và trẻ sẽ cải thiện tình trạng biếng ăn.

4. Kiên nhẫn cho trẻ làm quen với món ăn mới

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ nhiều thực phẩm đa dạng để cơ thể được hấp thụ nhiều các dưỡng chất cần thiết. Mẹ nên kiên nhẫn cho trẻ thử các loại thực phẩm mới từng chút một. Ngoài ra có thể nấu xem kẽ với những món bé thích để giúp trẻ thích nghi dần.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ 2 tuổi biếng ăn và cách khắc phục

5. Trang trí đồ ăn bắt mắt

trang tri do an (1)

Bên cạnh những món ăn ngon thì màu sắc cũng là yếu tố giúp món ăn thêm ngon hơn, kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ. Để trị biếng ăn cho trẻ 3 tuổi, cha mẹ nên sử dụng nhiều màu sắc trong món ăn để trông hấp dẫn hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tạo hình món ăn theo nhân vật hoạt hình mà trẻ yêu thích, các hình thù ngộ nghĩnh để tăng thêm sự hào hứng cho trẻ.

6. Không ép trẻ ăn

Phụ huynh không nên ép trẻ ăn quá nhiều bởi sẽ làm cho chúng bị căng thẳng và gây ra cảm giác chán ăn, sợ ăn. Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn vừa đủ khẩu phần, chia thành nhiều bữa nhỏ. Việc này sẽ giúp trẻ không bị cảm thấy quá no và không căng thẳng khi ăn uống. Cha mẹ nên tạo không gian thoải mái, vui vẻ để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

7. Tạo thói quen tốt khi ăn uống

Cha mẹ nen tạo thói quen tốt khi ăn cho trẻ bởi giai đoạn này trẻ đang tập khám phá mọi điều xung quanh nên thường xao nhãng, biếng ăn. Khi ăn, cha mẹ nên cho trẻ ngồi vào một chỗ cố định, không vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, không đi ăn rong,… Điều này làm cho trẻ không được tập trung và ảnh hưởng đến hành vi ăn uống, tạo thói quen xấu cho trẻ.

Phụ huynh cũng nên chú ý khi trẻ ăn để xem cảm nhận của con về hương vị, từ đó sẽ biết được trẻ thích ăn gì và không thích ăn gì.

>>> Đọc thêm: Tuyệt chiêu trị trẻ 5 tuổi biếng ăn

8. Sử dụng đa dạng thực phẩm

bo sung thuc pham

Việc thay đổi thực đơn hàng ngày là điều cần thiết để trẻ có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất trong giai đoạn phát triển này. Mẹ có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm để có thực đơn phong phú, giúp trẻ bổ sung được nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó cũng tránh việc lặp đi lặp lại món ăn cho trẻ, giúp trẻ kích thích vị giác ăn ngon miệng hơn.

Hy vọng bài viết này đã giúp cha mẹ biết thêm được những cách trị biếng ăn cho trẻ 3 tuổi. Từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, bổ sung được nhiều dưỡng chất và phát triển toàn diện.

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-tri-bieng-an-cho-tre-3-tuoi-487/feed/ 0
Mách mẹ cách kết hợp thực phẩm khi nấu cháo cho trẻ biếng ăn http://suckhoetreem.org/cach-ket-hop-thuc-pham-khi-nau-chao-cho-tre-470/ http://suckhoetreem.org/cach-ket-hop-thuc-pham-khi-nau-chao-cho-tre-470/#respond Fri, 24 Nov 2023 07:31:31 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=470 Trẻ nhỏ đến tuổi ăn dặm cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ phát triển toàn diện. Tuy nhiên cha mẹ không biết nên kết hợp các loại thực phẩm nào với nhau để có thể bổ sung cho trẻ nhiều dinh dưỡng nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh biết được nên kết hợp các loại thực phẩm tốt cho trẻ.

thuc pham ket hop khi nau chao cho tre

Vì sao nên nấu kết hợp các loại thực phẩm cho trẻ?

Nấu các thực phẩm dễ kết hợp với nhau cho trẻ nhỏ không chỉ tạo ra những bữa ăn ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm phù hợp có thể cung cấp dinh dưỡng đa dạng và cân đối, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Khi kết hợp các loại thực phẩm khác nhau, cha mẹ có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, bao gồm protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ví dụ, kết hợp ngũ cốc với trái cây hoặc thực phẩm giàu chất béo tốt với rau cải có thể cung cấp năng lượng, chất béo tốt và các dưỡng chất thiết yếu trong cùng một bữa ăn.

Ngoài ra, việc nấu kết hợp các thực phẩm với nhau cũng giúp trẻ nhỏ tiếp xúc với nhiều hương khác nhau từ một lúc. Điều này có thể giúp trẻ phát triển khẩu vị và sở thích ăn uống đa dạng, tạo ra cơ hội để bé trải nghiệm và học hỏi về ẩm thực từ giai đoạn sớm. Hơn nữa, kết hợp các thực phẩm cũng có thể giúp trẻ tiếp thu và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Một số thành phần thực phẩm có thể tăng cường khả năng hấp thụ cho nhau.

Khi cha mẹ kết hợp nấu các loại thực phẩm cùng nhau giúp bữa ăn của trẻ hấp dẫn hơn về mặt màu sắc, hương vị, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa có thể tạo sự hứng thú với đồ ăn. Từ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng lười ăn, không muốn ăn, trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc.

Các loại thực phẩm nên kết hợp cho trẻ biếng ăn

Thịt heo

thit heo ket hop

Protein trong thịt heo giúp xây dựng cơ bắp và tế bào, hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Chất béo cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin dễ dàng hơn. Thịt heo cũng cung cấp nhiều vitamin như vitamin B1, B3, B6 và B12, cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường năng lượng và sản xuất tế bào máu.

Thịt heo nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Củ quả: khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bí xanh, hạt sen…
  • Rau xanh: rau ngót, mồng tơi, bắp cải, rau dền, cải bó xôi,…

Thịt bò

thit bo ket hop
Thịt bò cũng cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và phosphorus, cần thiết cho sự phát triển của xương và hệ thống miễn dịch. Vitamin B12, B6 và niacin trong thịt bò đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và phát triển hệ thần kinh.

Thịt bò nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Củ quả: bí đỏ, cà rốt, khoai tây,…
  • Rau xanh: rau cải, rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, rau dền,…

thit ga ket hop

Thịt gà cũng chứa các vitamin như vitamin B6, B12 và niacin, cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và quá trình chuyển hóa năng lượng. Khoáng chất như selen và kẽm có trong thịt gà giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ quá trình phát triển.

Thịt gà nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Củ quả: cà rốt, khoai tây, bí xanh, cà chua, bí đỏ, hạt sen…
  • Rau xanh: bông cải xanh, rau ngót, rau dền, cải ngọt, rau lang, cải thảo,…

>>> Tham khảo thêm: 4 Lưu ý giúp bổ sung lysine cho trẻ đúng cách?

Tôm

tom ket hop

Tôm cũng cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như iodine, selen và đặc biệt là iodine giúp tăng cường chức năng tuyến giáp và sự phát triển của trẻ. Đồng thời, tôm cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ.

Thịt tôm nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: rau ngót, mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, súp lơ, chùm ngây, nấm rơm,…

Cua

cua ket hop

Cua cũng cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và phosphorus, quan trọng cho sự phát triển của xương và hệ thống miễn dịch. Chứa ít chất béo và cholesterol, cua là lựa chọn tốt để cung cấp protein mà không tăng cường lượng chất béo không cần thiết.

Thịt cua nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau dền, khoai mỡ,…

ca ket hop

Cá cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và thị lực ở trẻ. Omega-3 cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ thống miễn dịch. Cá cũng chứa nhiều khoáng chất như iodine, kẽm và selen, cần thiết cho sự phát triển của xương, tăng cường chức năng tuyến giáp và hệ thống miễn dịch của trẻ.

Thịt cá nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt, rau cải,…

>>> Đọc thêm: Biện pháp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn

Lươn

luon ket hop

Lươn cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B12, kẽm và selen. Vitamin A và D giúp cải thiện thị lực và sức khỏe xương, trong khi vitamin B12 và khoáng chất kẽm, selen hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch.

Thịt lươn nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: khoai môn, cải xanh, cà rốt, rau ngót, rau mồng tơi, khoai tây, đậu Hà Lan, rau chùm ngây,…

Trên đây là những thực phẩm có thể kết hợp với nhau mà cha mẹ nên tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ. Hy vọng rằng cha mẹ sẽ nấu những bữa ăn thật ngon để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Chúc cha mẹ thành công!

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-ket-hop-thuc-pham-khi-nau-chao-cho-tre-470/feed/ 0
Mách mẹ cách nấu cháo gà cho trẻ 6 tháng biếng ăn http://suckhoetreem.org/chao-ga-cho-tre-6-thang-bieng-an-458/ http://suckhoetreem.org/chao-ga-cho-tre-6-thang-bieng-an-458/#respond Fri, 24 Nov 2023 03:40:19 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=458 Các món cháo từ thịt gà cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho trẻ biếng ăn. Vì thế nhiều mẹ thường lựa chọn nguyên liệu này để nấu các món ăn cho trẻ. Dưới đây là những cách nấu cháo gà thơm ngon mà mẹ có thể tham khảo.

cach nau chao ga cho tre 6 thang bieng an

Dinh dưỡng của thịt gà đối với trẻ nhỏ

Thịt gà là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong thịt gà có chứa protein cung cấp các axit amin cần thiết giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, protein trong thịt gà rất dễ tiêu hóa, giúp cơ thể trẻ nhỏ hấp thụ dễ dàng hơn.

Thịt gà cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B12, B6, niacin, selen và kẽm. Vitamin B12 hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và tạo ra các tế bào máu mới, trong khi vitamin B6 và niacin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và sự phát triển của não bộ. Selen và kẽm cũng rất quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và sự phát triển của cơ thể.

Thêm vào đó, thịt gà cũng chứa chất béo không no, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Trẻ 6 tháng biếng ăn khi ăn cháo từ thịt gà không chỉ giúp bé phát triển một cách toàn diện mà còn có thể ổn định hệ thống miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Cha mẹ cũng nên kết hợp với các loại rau củ để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

5 cách nấu món cháo gà ngon cho trẻ 6 tháng biếng ăn

Dưới đây là những cách nấu món cháo gà cho trẻ mà cha mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Cháo gà khoai lang

chao ga khoai lang

Nguyên liệu

  • Thịt gà
  • Khoai lang
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà sơ chế sạch màng cơ, mỡ rồi rửa cùng nước muối loãng. Sau đó mẹ vớt ra, để ráo rồi luộc chín.
  • Khi gà đã chín, mẹ vớt ra xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Khoai lang mẹ rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó đem khoai lang đi hấp, rồi nghiền nhuyễn.
  • Cho cháo loãng vào nồi rồi đun cùng chút nước. Cháo sôi lăn tăn thì mẹ cho thịt gà và khoai lang đã nghiền nhuyễn vào đun cùng với lửa vừa.
  • Đun cháo thêm 5-10 phút là có thể tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt mẹ có thể cho bé ăn ngay.

Cháo gà hạt sen

chao ga hat sen

Nguyên liệu

  • Thịt gà
  • Hạt sen
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà mẹ rửa cùng nước muối loãng, luộc chín rồi vớt ra đem xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Hạt sen rửa sạch, bóc vỏ và tách phần tâm sen. Mẹ có thể mang hạt sen đi hấp sau đó nghiền nhuyễn hoặc để nguyên hạt đun cùng cháo đến khi chín mềm.
  • Mẹ cho cháo loãng vào nồi và bắc lên bếp. Đun cháo cùng phần hạt sen và thịt gà đã chuẩn bị trước đó và nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị con.
  • Trong khi đun cháo, mẹ khuấy đều tay để phần cháo, thịt và hạt sen không bị vón cục cũng như không bị khê phần đáy nồi.
  • Khi cháo chín, hạt sen cũng đã nhừ thì mẹ tắt bếp và cho bé thưởng thức ngay khi bớt nguội.

Cháo gà rau dền đỏ

chao ga rau den do

Nguyên liệu

  • Thịt nạc gà
  • Rau dền đỏ
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà mua về rửa sạch rồi băm hoặc xay nhỏ cho vừa ăn với bé
  • Bắc chảo lên bếp, mẹ cho dầu vào và phi hành cho thơm rồi cho thịt đã sơ chế trước đó vào xào tới khi thịt gà săn lại
  • Rau dền mẹ mua về nhặt lấy phần non, rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn
  • Mẹ bắc nồi lên bếp, cho phần cháo loãng đã chuẩn bị trước đó vào cùng chút nước và rau dền đã xay nhuyễn rồi khuấy đều
  • Khi cháo và rau đã sôi lăn tăn, mẹ cho tiếp thịt gà vào và nấu thêm 5-10 phút cho cháo và thịt chín nhừ
  • Mẹ nên cho bé ăn cháo ngay khi còn ấm

>>> Đọc thêm: Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 8 tháng

Cháo gà bông cải xanh

chao ga bong cai xanh

Nguyên liệu

  • Thịt gà
  • Bông cải xanh
  • Tỏi tây
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà mẹ nên mua phần nạc, ít cơ và mỡ. Sau đó mẹ rửa sạch rồi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ thành miếng vừa ăn.
  • Bông cải xanh rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Phần tỏi tây mẹ chỉ lấy phần trắng và băm nhỏ theo mức độ ăn thô của bé.
  • Đun nóng dầu trên chảo rồi mẹ cho tỏi tây vào xào tới khi chín rồi thêm cháo loãng và chút nước vào đun trên lửa vừa.
  • Khi cháo đã sôi lăn tăn, mẹ cho phần thịt gà và bông cải xanh vào nấu thêm 5-10 phút. Mẹ có thể nêm nếm thêm gia vị tùy theo khẩu vị của con.
  • Cháo và thịt đã chín mềm, mẹ tắt bếp và cho bé ăn ngay khi cháo đã nguội bớt.

>>> Xem thêm: Trẻ 9 tháng biếng ăn: nguyên nhân và cách khắc phục

Cháo gà bí đỏ

chao ga bi do

Nguyên liệu

  • Cháo loãng
  • Thịt nạc gà
  • Bí đỏ
  • Gia vị

Cách làm

  • Thịt gà rửa sạch rồi mang đi băm nhỏ hoặc xay nhỏ.
  • Bí đỏ mẹ rửa sạch, gọt vỏ và mang đi cắt thành từng miếng mỏng. Tiếp theo mẹ mang bí đỏ đã sơ chế đi hấp rồi tán nhuyễn.
  • Cho cháo vào nồi cùng một chút nước sau đó khuấy tan. Khi cháo đã tan, không bị vón cục thì mẹ cho phần bỉ đỏ và thịt đã sơ chế trước đó vào.
  • Mẹ có thể nêm nếm thêm gia vị sao cho cháo vừa với khẩu vị con. Khi cháo và thịt đã chín mẹ có thể tắt bếp.
  • Mẹ nên cho bé ăn ngay khi cháo nguội bớt.

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://suckhoetreem.org/chao-ga-cho-tre-6-thang-bieng-an-458/feed/ 0
15 Thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn http://suckhoetreem.org/thuc-don-cho-tre-3-tuoi-bieng-an-448/ http://suckhoetreem.org/thuc-don-cho-tre-3-tuoi-bieng-an-448/#respond Thu, 16 Nov 2023 07:37:40 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=448 Trẻ 3 tuổi biếng ăn là vấn đề đau đầu của rất nhiều bậc phụ huynh. Ở thời điểm này, trẻ rất hiếu động và đang muốn khám phá thế giới xung quanh nên nhu cầu về năng lượng rất là lớn. Vì vậy khi xây dựng thực đơn cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện nhất. Dưới đây là thực đơn hàng ngày cho trẻ 3 tuổi biếng ăn mà cha mẹ có thể áp dụng.

thuc doan cho tre 3 tuoi bieng an

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ 3 tuổi

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi thì cần lưu ý những điểm sau đây:

Tăng số lượng bữa ăn phụ

Để trẻ hấp thụ đủ dinh dưỡng và kích thích trẻ ăn ngon hơn, cha mẹ nên tăng thêm 3 bữa phụ trong ngày vào những khoảng thời gian thích hợp như: 9h bữa phụ sáng, 14h bữa phụ chiều, 21h bữa phụ tối. Các món ăn phụ có thể cho trẻ ăn như: bánh, chè,… Bữa phụ tối cho trẻ uống sữa để tăng chiều cao cho trẻ.

Xây dựng thực đơn đa dạng 

Đây là giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện nên cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Nên xây dựng thực đơn gồm đủ 4 nhóm chất chính: tinh bột, chất béo tốt, protein, vitamin và khoáng chất. Cha mẹ cần thay đổi các món ăn hàng ngày để kích thích vị giác của trẻ.

Trang trí đồ ăn đẹp mắt

Trẻ 3 tuổi đang trong thời gian muốn khám phá mọi thức, nên cha mẹ có thể trang trí các món ăn đẹp mắt để trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống. Những món ăn được tạo hình thành con vật đáng yêu hoặc nhân vật hoạt hình bé thích sẽ làm cho trẻ thích thú, muốn ăn nhiều hơn.

Gợi ý thực đơn theo ngày cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Phụ huynh có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây:

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Cháo gà.
  • Bữa phụ sáng: Chuối hoặc sữa chua chuối.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt kho tàu, su su xào cà rốt.
  • Bữa phụ chiều: Bánh ngọt.
  • Bữa tối: Cơm trắng, bò kho, canh chua.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Phở bò.
  • Bữa phụ sáng: Thanh long.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, trứng sốt cà chua, canh cải.
  • Bữa phụ chiều: Chè yến mạch.
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt rán xíu mại, canh khoai cà rốt.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 3

thuc don cho tre 3 tuoi

  • Bữa sáng: Sandwich trứng.
  • Bữa phụ sáng: Nho.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt nạc luộc, canh bầu.
  • Bữa phụ chiều: Sữa chua dâu.
  • Bữa tối: Cơm trắng, cá kho, canh rau luộc
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Bánh cuốn.
  • Bữa phụ sáng:  Sữa.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, đậu thịt sốt cà chua, canh giá đỗ.
  • Bữa phụ chiều: Bánh flan.
  • Bữa tối: Cơm trắng, gà kho, canh bí nấu tôm khô.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 5

  • Bữa sáng: Bún thịt nạc cà chua.
  • Bữa phụ sáng: Xoài, sinh tố xoài.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, cá basa sốt tiêu, mướp hương xào.
  • Bữa phụ chiều: Súp gà ngô non.
  • Bữa tối: Cơm trắng, tôm rim mắm, canh rau dền nấu thịt.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

☛ Đọc thêm: Cách trị biếng ăn cho trẻ 2 tuổi

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: Súp thập cẩm.
  • Bữa phụ sáng: Chuối tây.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thị bò hầm rau củ, khoai tây xào.
  • Bữa phụ chiều: Bánh ngọt.
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt xào ngô ngọt, canh cua mướp mồng tơi.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 7

thuc don cho tre 3 tuoi (1)

  • Bữa sáng: Cháo tôm.
  • Bữa phụ sáng: Dưa lưới.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt viên sốt cà chua, canh rau muống.
  • Bữa phụ chiều: Sữa chua.
  • Bữa tối: Cơm trắng, cá basa kho tộ, canh mùng tơi nấu thịt.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 8

  • Bữa sáng: Bún gà nấm hương.
  • Bữa phụ sáng: Dưa hấu.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, trứng thịt đảo bong, canh bí nấu thịt.
  • Bữa phụ chiều: Cháo thịt bò bí đỏ.
  • Bữa tối: Cơm trắng, su su xào thịt bò, canh đậu thịt rong biển.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 9

  • Bữa sáng: Cháo thịt rau cải xanh.
  • Bữa phụ sáng: Cam tươi.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt gà hầm nấm, canh bí nấu thịt.
  • Bữa phụ chiều: Xúc xích Đức Việt.
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt heo xào ngũ sắc, canh mùng tơi nấu tôm.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 10

  • Bữa sáng: Cháo thịt bò, bí đỏ.
  • Bữa phụ sáng: Táo.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, tôm thịt sốt dầu hào, canh cải nấu thịt.
  • Bữa phụ chiều: Cháo lươn hành răm.
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt bò hầm, canh rau muống nấu.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

☛ Đọc thêm: Cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn

Thực đơn 11

thuc don cho tre 3 tuoi (2)

  • Bữa sáng: Khoai tây nghiền sữa.
  • Bữa phụ sáng: Dưa hấu.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, cá lóc kho thơm, canh cải nấu thịt.
  • Bữa phụ chiều: Bánh bao.
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt kho củ cải, canh tần ô nấu tôm.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 12

  • Bữa sáng: Bún mọc.
  • Bữa phụ sáng: Sữa chua, đu đủ.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, xúc xích sốt pate, canh hẹ đậu hũ non nấu thịt.
  • Bữa phụ chiều: Nui cào thịt gà.
  • Bữa tối: Cơm trắng, cá thu sốt cà chua, rau luộc.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 13

  • Bữa sáng: Miến thịt cà chua.
  • Bữa phụ sáng: Quýt.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, trứng xào thập cẩm, canh cải thìa nấu tôm.
  • Bữa phụ chiều: Cháo lươn.
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt rang, canh cua mùng tơi.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 14

thuc don cho tre 3 tuoi (3)

  • Bữa sáng: Phở bò.
  • Bữa phụ sáng: Đu đủ.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, trứng chiên thịt cuộn, canh rau ngót nấu thịt.
  • Bữa phụ chiều: Bánh bông lan cuộn.
  • Bữa tối: Cơm trắng, cá kho tộ, canh rau cải thìa nấu tôm.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Thực đơn 15

  • Bữa sáng: Cháo thịt trứng đậu xanh.
  • Bữa phụ sáng: Nước ép cam.
  • Bữa trưa: Cơm trắng, thịt kho tàu, canh khoai mỡ.
  • Bữa phụ chiều: Hoành thánh, sủi cảo.
  • Bữa tối: Cơm trắng, thịt bò xào thập cẩm, canh cải nấu thịt.
  • Bữa phụ tối: Sữa.

Lời kết

Hy vọng với 15 thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn ở trên, cha mẹ sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về bữa ăn hàng ngày của trẻ. Để bỏ túi nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé, mẹ hãy thường xuyên ghé thăm Norikidplus.vn nhé.

]]>
http://suckhoetreem.org/thuc-don-cho-tre-3-tuoi-bieng-an-448/feed/ 0
Mách mẹ 5+ cách hiệu quả khắc phục biếng ăn ở trẻ dưới 1 tuổi http://suckhoetreem.org/khac-phuc-bieng-an-o-tre-duoi-1-tuoi-439/ http://suckhoetreem.org/khac-phuc-bieng-an-o-tre-duoi-1-tuoi-439/#respond Mon, 16 Oct 2023 02:16:27 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=439 Dưới 1 tuổi là giai đoạn rất nhiều trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn,điều này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, áp lực trong việc chăm sóc con. Đặc biệt, nếu biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho các mẹ 5 cách hiệu quả giúp khắc phục biếng ăn ở trẻ dưới 1 tuổi.

khac phuc bieng an 1 tuoi

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn do đâu?

Trẻ dưới 1 tuổi biếng ăn thường do các nguyên nhân sau:

Do biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ chán ăn, không chịu ăn bắt nguồn từ những thay đổi bên trong cơ thể, những biến đổi về mặt sinh lý trong thời kỳ phát triển hoặc là sự thích nghi với những thay đổi bên ngoài. Cụ thể như:

  • Trẻ sinh thiếu tháng hoặc bị thiếu hụt dinh dưỡng từ khi còn là thai nhi có thể dẫn tới tình trạng lười bú ngay từ lúc mới chào đời.
  • Từ lúc sinh đến khi 1 tuổi trẻ sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn biến đổi sinh lý như biết lẫy, biết bò, biết ngồi, mọc răng, tập nói… Lúc này, trẻ sẽ ăn ít, chán ăn trong một vài ngày hay một vài tuần, điều này là hoàn toàn bình thường. Qua giai đoạn này bé sẽ trở lại ăn như chưa hề chán ăn.
  • Trẻ có thể chưa thích nghi ngay với chế độ dinh dưỡng mới dẫn tới tình trạng biếng ăn. Chẳng hạn đang bú sữa mẹ chuyển sang ăn dặm, đang từ thức ăn lỏng mềm chuyển sang thức ăn thô và cứng hơn. Bé sẽ mất một khoảng thời gian ngắn để thích nghi với việc này.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi phải làm sao?

Biếng ăn do bệnh lý

tre bị om

Trẻ có thể bị biếng ăn do gặp phải những bệnh lý như:

  • Bị nấm lưỡi, loét miệng… gây đau khi ăn uống khiến trẻ không muốn ăn.
  • Bị rối loạn tiêu hóa đây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon.
  • Mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản, cảm sốt… khiến trẻ lười ăn, bỏ ăn.

Do biếng ăn tâm lý

Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi tới bữa ăn bởi trước đó hay bị bố mẹ ép ăn, quát mắng, phạt trong bữa ăn. Điều này gây ám ảnh tâm lý, khiến trẻ không muốn ăn, chán ăn, bỏ ăn.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ 5 tháng và cách xử lý

Do những thói quen xấu

Trẻ nhỏ rất dễ mắc những thói quen xấu khi ăn dẫn đến tình trạng ít ăn, ăn không ngon. Chẳng hạn như:

Mải chơi trong giờ ăn: Cho trẻ xem tivi, điện thoại, bế đi rong trong giờ ăn sẽ gây mất tập trung làm trẻ ăn ít hơn bình thường hoặc kéo dài thời gian của bữa ăn. Ngoài ra, điều này sẽ hình thành một thói quen xấu, nếu sau không có những thứ đó, bé sẽ không chịu ăn.

Ăn  nhiều trong bữa phụ: Nếu được cho ăn quá nhiều trong bữa phụ thì đến bữa chính trẻ sẽ vẫn còn no và không muốn ăn. Vậy nên, cha mẹ cần phân bổ hợp lý lượng thức ăn của bữa chính và bữa phụ để con vừa có đủ dinh dưỡng vừa ăn ngon mỗi ngày.

Ăn không đúng giờ: Nhiều cha mẹ bận bịu nên thường sẽ xếp thời gian cho con ăn vào lúc rảnh. Điều này sẽ xảy ra 2 trường hợp, một là trẻ bị đói quá lâu mới được ăn, hai là trẻ còn no đã phải ăn tiếp bữa mới. Như vậy lâu dần trẻ sẽ mất cảm giác no hoặc đói, chán ghét các bữa ăn, không muốn ăn, thiếu hụt dinh dưỡng.

6 cách hiệu quả khắc phục biếng ăn ở trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả như bị suy dinh dưỡng và rối loạn tăng trưởng, trí não chậm phát triển, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, đồng thời chỉ số EQ cũng thấp. Để khắc phục tình trạng biếng ăn này, các mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản mà hiệu quả sau:

1. Xây dựng bữa ăn đa dạng

day du nhom chat

Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi, đảm bảo đủ các nhóm chất như bột, đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ… Ngoài ra, các mẹ nên chú ý thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên, chế biến đa dạng các món để tạo hứng khởi, kích thích vị giác, tránh nhàm chán khi ăn.

☛ Đọc thêm: Hướng dẫn bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn

2. Tạo không khí vui vẻ khi ăn

Không khí ăn uống thoải mái, vui vẻ ảnh hưởng tích cực đến tâm lý của trẻ khi ăn. Thay vì ép trẻ ăn những món không thích, quát mắng, dọa phạt nếu trẻ không ăn thì cha mẹ hãy nhẹ nhàng hơn, cho con có nhiều quyền tự quyết hơn, tạo bầu không khí vui vẻ, khen ngợi, khuyến khích khi trẻ ăn ngon miệng. Điều này sẽ làm bé thích thú với việc ăn uống, ăn ngon và ăn nhiều hơn.

3. Chia nhỏ bữa ăn

Trẻ dưới 1 tuổi có dạ dày nhỏ và tiêu hóa kém nên không nên cho trẻ ăn quá no trong một bữa. Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần trong ngày, khoảng 3-4 tiếng/lần. Điều này sẽ giúp trẻ không bị đầy bụng, khó tiêu và luôn có cảm giác thèm ăn.

4. Trang trí món ăn bắt mắt

thuc-don-da-dang

Đây là một cách thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ khi đến bữa ăn. Các mẹ có thể sử dụng các loại rau củ quả có màu sắc đa dạng để tạo hình cho các món ăn, ví dụ như tạo hình hoa, chim, cá, người tuyết… Ngoài ra, cũng có thể cho trẻ tham gia vào việc chọn và sắp xếp các loại rau củ quả để tăng sự hứng thú của bé.

5. Không tạo cho trẻ những thói quen xấu khi ăn

Cha mẹ tuyệt đối không tạo cho con những thói quen xấu khi ăn như ngậm đồ ăn, nói chuyện, cười đùa, xem tivi, chơi điện thoại, ăn nhiều đồ ăn vặt… Bởi những thói quen này không chỉ làm giảm cảm giác thèm ăn mà còn gây hại cho sức khỏe răng miệng, tiêu hóa và cân nặng của trẻ.

Để khắc phục những thói quen xấu này, cha mẹ cần có những biện pháp như: Dạy cho trẻ cách ăn uống văn mình, không cười đùa, nói chuyện trong khi đang ăn; Hạn chế cho bé tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính lúc ăn; Không cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt…

6. Đưa trẻ đi khám

Nếu trẻ biếng ăn do bệnh lý, cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ cũng cần theo dõi sự phục hồi của trẻ và cho trẻ ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ biếng ăn do thiếu vi chất thì có thể cho trẻ uống các loại thuốc bổ sung vi chất theo sự tư vấn của chuyên gia.

Vừa rồi là 6 cách đơn giản mà cực hiệu quả giúp các bậc cha mẹ khắc phục tình trạng biếng ăn cho bé dưới 1 tuổi. Hi vọng những thông tin này hữu ích với các bạn trong hành trình chăm sóc con cái. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ tận tình nhất.

]]>
http://suckhoetreem.org/khac-phuc-bieng-an-o-tre-duoi-1-tuoi-439/feed/ 0
Tuyệt chiêu cải thiện biếng ăn cho bé 4 tháng tuổi http://suckhoetreem.org/cai-thien-bieng-an-cho-be-4-thang-tuoi-430/ http://suckhoetreem.org/cai-thien-bieng-an-cho-be-4-thang-tuoi-430/#respond Tue, 26 Sep 2023 02:55:23 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=430 Tình trạng trẻ 4 tháng biếng ăn xảy ra tương đối phổ biến, khiến các bậc cha mẹ lo lắng, sợ con không ăn hoặc ăn ít sẽ chậm lớn, sức khỏe bị ảnh hưởng. Để giải tỏa nỗi lo lắng này, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một số tuyệt chiêu giúp cải thiện biếng ăn ở trẻ 4 tháng tuổi, các bạn cùng theo dõi nhé.

4 thang bieng an

Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ 4 tháng

Trẻ 4 tháng biếng ăn thường do các nguyên nhân sau:

Do biến đổi sinh lý

Giai đoạn 4 tháng tuổi trẻ sẽ có một số biến đổi về sinh lý trong một thời gian ngắn nên có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn. Chẳng hạn: Giai đoạn này các bé đang phát triển mạnh về trí não và kỹ năng vận động nên sẽ quấy khóc nhiều, biếng ăn, ăn ít thậm chí là bỏ ăn. Ngoài ra, thời điểm này bé đã biết lẫy và bắt đầu hóng chuyện nên thường ham chơi, mất tập trung dẫn đến ăn kém.

Do mắc các bệnh lý

Trẻ có thể mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm virus, viêm nhiễm đường tiêu hóa, hệ hô hấp, răng miệng… dẫn tới cảm giác khó chịu, đau đớn và không muốn ăn. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh hoặc vắc-xin cũng có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến đường ruột và niêm mạc miệng của trẻ gây khó ăn, chán ăn.

Do trẻ bị ám ảnh tâm lý

ep an

Trẻ có thể bị sợ hãi hoặc căng thẳng do bị mẹ la mắng, đánh đập, ép ăn hoặc giật đầu ti khi trẻ cắn ti mẹ… Những trải nghiệm tiêu cực này sẽ khiến trẻ có cảm giác không an toàn và không vui vẻ khi ăn. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị biếng ăn do ảnh hưởng bởi sự thay đổi môi trường như chuyển nhà, thay đổi người chăm sóc…

☛ Đọc thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ 5 tháng tuổi phải làm sao?

Do dinh dưỡng không phù hợp

Trẻ 4 tháng bị biếng ăn có thể do cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm (trước khi đủ 6 tháng tuổi), cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít, cho trẻ ăn không đúng giờ… Những sai lầm này sẽ làm cho trẻ không cảm thấy đói hoặc no quá mức, không cân bằng dinh dưỡng, không hợp khẩu vị và không có thói quen ăn uống tốt.

☛ Có thể bạn quan tâm: 10 mẹo đơn giản giải quyết vấn đề bé lười bú bình

Giải pháp giúp trẻ 4 tháng hết biếng ăn

Áp dụng phương pháp da kề da

ke da

Đây là phương pháp giúp tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và con, kích thích trẻ bú sữa mẹ hiệu quả. Phương pháp này đơn giản là để trẻ nằm trần trên ngực của mẹ, cũng trần như con, và che chung một tấm chăn. Khi đó, trẻ sẽ cảm nhận được sự ấm áp, an toàn và yêu thương của mẹ. Trẻ cũng sẽ ngửi được mùi sữa mẹ và tự tìm đến vú để bú.

Điều chỉnh dinh dưỡng của mẹ

Dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất và lượng sữa mẹ. Mẹ cần ăn uống đủ chất, cân bằng các nhóm thực phẩm, uống đủ nước và tránh các thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến vị giác của sữa, như cà phê, rượu bia, gia vị cay nóng… Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng kích sữa, như hạt sen, lá đu đủ xanh, rau má…

Thay đổi tư thế cho trẻ bú

tu the bu

Thay đổi tư thế bú là một cách giúp tránh nhàm chán và kích thích trẻ bú nhiều hơn. Có nhiều tư thế cho trẻ bú khác nhau, như tư thế nôi, tư thế nằm ngang, tư thế nằm dựa lưng… Mỗi tư thế có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào sự thoải mái của mẹ và con. Mẹ có thể thử nghiệm các tư thế khác nhau để xem tư thế nào phù hợp với trẻ nhất.

Điều trị những căn bệnh mà trẻ đang mắc phải

Trẻ có thể bị viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm miệng, nấm lưỡi… Khi bị bệnh, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, đau rát và không muốn bú. Do đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời để khắc phục tình trạng này.

☛ Đọc thêm: Cách cải thiện tình trạng trẻ 6 tháng biếng ăn

Vừa rồi là một số thông tin về nguyên nhân cũng như cách cải thiện biếng ăn ở trẻ 4 tháng tuổi. Hi vọng các bạn đã có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc con tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về cách chăm sóc bé, các bạn hãy để lại bình luận ở phía dưới, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp tận tình và chi tiết nhất.

]]>
http://suckhoetreem.org/cai-thien-bieng-an-cho-be-4-thang-tuoi-430/feed/ 0