Bệnh trẻ em – Sức khỏe trẻ em http://suckhoetreem.org chăm sóc cho trẻ, bệnh trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ Wed, 10 Apr 2024 01:39:18 +0000 vi hourly 1 Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ: đừng xem nhẹ! http://suckhoetreem.org/thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em-516/ http://suckhoetreem.org/thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em-516/#respond Tue, 16 Jan 2024 03:06:59 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=516 Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ ngày càng gia tăng. Tình trạng này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển và quá trình học tập về sau. Vậy thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng ra sao? Cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng theo dõi nhé!

thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ gây ảnh hưởng ra sao?

Sắt là vi chất cần thiết cho rất nhiều hoạt động của cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hemoglobin – chất mang oxy trong máu. Với trẻ nhỏ, thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu hàng đầu. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực với sức khỏe và sự phát triển của bé.

Theo đó, thiếu sắt có thể khiến da của trẻ trở nên nhợt nhạt, xanh xao, đồng thời bé cũng thường xuyên cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, giảm khả năng tập trung và học tập. Về lâu dài, trẻ có thể bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí não. Mặt khác, thiếu máu thiếu sắt cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ bằng cách nào?

Tùy trường hợp cụ thể, tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như:

Bổ sung sắt qua sữa mẹ

Với trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ là nguồn cung cấp sắt vô cùng quý giá. Mặc dù trong 1 lít sữa mẹ chỉ có khoảng 0.35mg sắt, tuy nhiên nó có khả năng hấp thu rất cao (khoảng 70%) và hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sắt của bé trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bên cạnh sữa mẹ, bé sẽ cần được cung cấp sắt từ các nguồn dinh dưỡng khác để đảm bảo cho sự phát triển thể chất và trí não.

Đọc thêm: Cách bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ dưới 1 tuổi 

Bổ sung sắt qua chế độ ăn

thuc pham giau sat cho tre

Với những trẻ đã bước sang giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn, việc bổ sung sắt cho bé qua chế độ ăn là cần thiết. Một số thực phẩm giàu sắt có thể thêm vào thực đơn của bé bao gồm:

  • Thịt động vật: Thịt bò, thịt heo, thịt gà…
  • Trứng: Trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…
  • Rau củ: Rau chân vịt, bông cải xanh, rau ngót…
  • Trái cây: Dưa hấu, mận, dâu tây, mơ khô, nho khô…

Ngoài ra, để cơ thể bé hấp thụ sắt tốt hơn, mẹ hãy cho bé bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây…

Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt

Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt là giải pháp hữu hiệu để cải thiện, phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.

Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt với các dạng viên nang, viên nén, siro, viên nhai… mẹ có thể cân nhắc lựa chọn tùy theo nhu cầu và tình trạng riêng của trẻ. Tuy nhiên, khi chọn mua cần lưu ý một vài tiêu chí như:

  • Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
  • Thành phần an toàn, không chứa chất cấm
  • Được Bộ Y tế cấp phép
  • Hấp thu tốt, không gây nóng trong, táo bón

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh chọn những loại thuốc sắt có mùi tanh kim loại bởi chúng có thể khiến trẻ khó uống, gây nôn trớ khi sử dụng. Thay vào đó, hãy ưu tiên các sản phẩm có hương vị thơm ngon, dễ uống như thuốc sắt nước Fogyma để việc bổ sung sắt cho trẻ trở nên dễ dàng hơn.

thuoc sat nuoc fogyma cho be

Fogyma là sản phẩm được sản xuất bởi công ty CPC1 Hà Nội, với thành phần chính là phức hợp sắt I) hydroxide polymaltose (IPC), giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả, tối ưu hơn so với các loại sắt thông thường. IPC có độ an toàn cao, không chứa ion sắt tự do, giúp giảm thiểu kích ứng dạ dày và hạn chế các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng sắt (như táo bón, cảm giác nóng rát, tiêu chảy…).

Sản phẩm được đánh giá cao từ nguyên liệu đầu vào 100% nhập khẩu Italia cho đến quy trình sản xuất hiện đại BFS, đảm bảo sản phẩm vô khuẩn và giữ được hàm lượng hoạt chất tối đa, đem lại hiệu quả cao khi sử dụng.

Đặc biệt, Fogyma có hương vị ngọt ngào và hương trái cây thơm ngon, giúp các bé thích thú hơn khi sử dụng.

Tham khảo: 1 năm bổ sung sắt cho trẻ mấy lần?

Lưu ý khi chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

Chăm sóc trẻ đúng cách cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng như giúp bé có thể phát triển toàn diện hơn.

Theo đó, khi chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt ta cần lưu ý:

  • Bổ sung thuốc sắt cho trẻ đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Nên cho trẻ uống thuốc sắt lúc bụng đói, trước ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa sáng từ 1 – 2 giờ.
  • Không cho trẻ uống sắt cùng lúc với canxi hoặc các thực phẩm giàu canxi như sữa, váng sữa, sữa chua, phô mai…
  • Không cho trẻ uống các thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon cùng lúc với sắt.
  • Cho bé ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể tăng số lần bú trong ngày để giúp bé nhận được nhiều sắt hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn và chế biến đa dạng để giúp bé ăn ngon miệng hơn, tạo sự hứng khởi khi ăn uống.

Ngoài ra, trẻ thiếu máu thiếu sắt có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi vận động. Vì vậy, cha mẹ nên để bé có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tránh vận động mạnh trong giai đoạn điều trị ban đầu, sau đó có thể cho bé dần làm quen lại với các bài tập vận động nhẹ nhàng để cải thiện thể chất.

Tìm hiểu chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

Kết luận:

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ là vấn đề sức khỏe cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho bé, cha mẹ cũng cần chủ động theo dõi sức khỏe, cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn nếu có các triệu chứng thiếu máu rõ rệt, đặc biệt khi nhận thấy sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

]]>
http://suckhoetreem.org/thieu-mau-thieu-sat-o-tre-em-516/feed/ 0
Thiếu sắt ở trẻ có nguy hiểm không? http://suckhoetreem.org/tre-thieu-sat-co-nguy-hiem-khong-411/ http://suckhoetreem.org/tre-thieu-sat-co-nguy-hiem-khong-411/#respond Fri, 07 Jul 2023 08:20:04 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=411 Sắt là vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi vậy mà có khá nhiều phụ huynh thắc mắc “Trẻ bị thiếu sắt có nguy hiểm gì không?”. Hãy cùng Suckhoetreem.org tìm hiểu về vấn đề này nhé.

tre thieu sat nguy hiem khong

Thiếu sắt ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sắt là nguyên liệu tạo nên hồng cầu, vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp, dự trữ oxy cho cơ. Bên cạnh đó, sắt còn tham gia vào thành phần của một enzyme trong hệ miễn dịch, là thành phần của một số men quan trọng và góp phần trong sự phát triển trí não ở trẻ. Vì vậy, với thắc mắc “Trẻ thiếu sắt có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là .

Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng thiếu sắt ở trẻ có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý có liên quan tới hô hấp và tim mạch. Cụ thể, nếu thiếu sắt trẻ sẽ phải đối mặt với các vấn đề như sau:

Trẻ mệt mỏi, căng thẳng

met-moi

Đây là hệ quả đầu tiên khi trẻ bị thiếu sắt. Nguyên nhân do sắc tố hemoglobin là thành phần chứa sắt, có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô và tế bào. Khi bị thiếu sắt, hemoglobin không có đủ nhiên liệu để hoạt động. Việc vận chuyển oxy tới các mô, tế bào bị giảm sút khiến trẻ không có năng lượng, luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.

Nguy cơ thiếu máu

Thiếu sắt kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu bởi cơ thể không đủ sắt để sản xuất hồng cầu. Tình trạng này lâu dài khiến hệ miễn dịch và thần kinh bị suy giảm, trẻ còi cọc, chậm lớn hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Giảm trí nhớ, học hành sa sút

Thiếu sắt khiến trí nhớ và khả năng tư duy của bé bị giảm sút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ kém tập trung, hay ngủ gà ngủ gật khi thiếu sắt. Kết quả bài kiểm tra của những trẻ thiếu sắt thường có điểm dưới trung bình nhiều hơn so với trẻ khác. Điều này được giải thích là do thiếu sắt khiến não bộ thiếu oxy để hoạt động. Hệ thần kinh của bé bị ảnh hưởng, trẻ dễ bị đau đầu, chóng mặt hơn.

Hệ miễn dịch suy giảm

om-vat

Thiếu sắt gây suy giảm hệ miễn dịch. Các chuyên gia cho biết, thiếu sắt khiến cơ thể trẻ giảm sản sinh bạch cần Lympho T – loại bạch cầu có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Và hệ quả hệ miễn dịch suy giảm, trẻ dễ mắc các bệnh ốm vặt, viêm nhiễm. Có nghiên cứu khoa học còn chỉ ra, thiếu sắt kéo dài ở bé gái có thể gây ra vô sinh

Hoạt động của cơ thể trì trệ

Thiếu sắt khiến các hoạt động của cơ thể diễn ra trì trệ. Bởi sắt là hoạt chất rất quan trọng tham gia vào gần hết các tế bào. Nếu thiếu sắt, trẻ sẽ bị rối loạn chức năng hoạt động, các quá trình của cơ thể cũng vì vậy mà bị hạn chế.

Biếng ăn, kém hấp thu

luoi-an

Thiếu sắt khiến trẻ nhỏ bỏ bú, chậm tăng cân. Đối với trẻ lớn thường biếng ăn ngay cả đối với các món ăn sở trường. Hệ quả của biếng ăn khiến cơ thể thiếu hụt hàng loạt các dưỡng chất quan trọng như vitamin, kẽm… gây giảm hấp thu. Giảm hấp thu lại khiến cơ thể bé thiếu hụt sắt. Cứ thế tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến bé suy giảm về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Rụng tóc và bong móng

Thiếu sắt dài ngày khiến tóc và móng khô, dễ gãy rụng. Điều này được giải thích, do thiếu sắt dẫn tới thiếu máu khiến các tế bào tóc, móng bị thiếu dưỡng chất. Thiếu sắt còn gây giảm các enzyme oxy hóa khử trong tế bào, hậu quả là làm các tế bào dễ bị tổn thương.

Gặp các vấn đề về tim mạch, thậm chí tử vong

tim-mach

Thiếu sắt khiến cơ thể thiếu máu, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển oxy tới các tế bào. Hiện tượng này kéo dài dần khiến tim quá tải và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy tim: Do hoạt động quá nhiều khiến tim suy yếu, xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, đau ngực, ho, khó thở.
  • Rối loạn nhịp tim: Hoạt động quá sức trong thời gian dài khiến nhịp tim trở nên bất thường, dần suy yếu và đe dọa tính mạng.
  • Nhồi máu cơ tim: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ thiếu sắt. Tình trạng này nếu không được kịp thời phát hiện có thể gây tử vong.
Thiếu máu ở trẻ rất nguy hiểm, tùy mức độ có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường. Do đó, cha mẹ cần ngăn chặn tình trạng thiếu sắt ở trẻ từ những ngày đầu tiên nhằm ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc về sau.

Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho trẻ

Bổ sung sắt là điều cần thiết giúp trẻ phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ. Sau đây là một số biện pháp giúp mẹ bổ sung đủ sắt cho trẻ:

Thông qua sữa mẹ

bu-me

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho trẻ, trong đó có sắt. Sắt có trong sữa mẹ tuy hàm lượng thấp nhưng có khả năng hấp thu cao. Hãy duy trì nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để bé được bổ sung lượng sắt cần thiết để phát triển.

Để tăng chất lượng sữa, mẹ hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý với những thực phẩm giàu sắt từ thịt đỏ, thịt nạc, trứng, gan động vật, hải sản, bông cải xanh, rau bina, bí đỏ…

Mẹ hãy cho bé bú đủ lượng sữa mỗi cữ, đủ thời gian và tốt nhất duy trì nuôi con bằng sữa mẹ tới khi bé được 24 tháng. Với trường hợp đang nuôi con bằng sữa công thức, mẹ có thể lựa chọn sữa tăng cường chất sắt cho bé đang thiếu sắt.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ

Chế độ ăn uống

giau-sat

Khi bé bước sang tháng thứ 6 bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể bổ sung sắt cho bé thông qua thực phẩm hàng ngày. Nhóm thực phẩm giàu sắt phải kể đến như:

  • Nguồn động vật: Thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu), thịt lợn, gan thận động vật, hải sản (cá, tôm, ngao, sò, ốc, hến…).
  • Nguồn thực vật: Rau xanh lá đậm (rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, xà lách…), bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc…

Trong quá trình bổ sung sắt này, mẹ nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, táo, ổi, dâu tây… để trẻ hấp thu sắt tốt hơn.

Lựa chọn thực phẩm cho bé, mẹ cần đảm bảo an toàn, tươi ngon. Đồng thời, chế biến đa dạng các món ăn để bé không nhàm chán, tránh tập trung quá nhiều vào sắt mà quên đi các vi chất dinh dưỡng khác.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ thiếu sắt nên ăn gì?

Cho trẻ uống sắt bổ sung

sat-bo-sung

Trẻ thiếu sắt, mẹ có thể bổ sung sắt bằng các loại siro hay viên uống. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý chỉ nên bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc bổ sung sắt cho trẻ nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

Khi bổ sung sắt cho bé, mẹ cần lưu ý:

  • Cần tuân thủ liều lượng dành cho từng độ tuổi của bé. Việc bổ sung thiếu hoặc thừa đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
  • Nên bổ sung sắt trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ vì sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Với những trường hợp bé có hệ tiêu hóa nhạy cảm, dễ bị buồn nôn khi uống sắt thì cần bắt đầu với liều lượng thấp sau đó tăng dần tới liều mà bác sĩ chỉ định.
  • Khi cho trẻ bổ sung sắt cần hạn chế các sản phẩm làm giảm hấp thu sắt như đồ uống có ga, sản phẩm hay thực phẩm giàu canxi.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi dùng sắt để tránh trường hợp các thành phần có trong sắt khiến răng của bé bị sậm màu.
  • Một số tác dụng không mong muốn của thuốc sắt là khiến trẻ đi ngoài phân đen. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại. Ngoài ra, một số trường hợp nghiêm trọng hơn như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn…
  • Cần để thuốc sắt xa tầm tay của trẻ em, tránh tình trạng bị ngộ độc thuốc. Một số dấu hiệu ngộ độc sắt như đau đầu, khó thở, chóng mặt, sốt… Khi có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám gấp.

Để phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Đồng thời, xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng cho trẻ. Cần bổ sung nhiều protein, sắt thông qua những thực phẩm hàng ngày. Bổ sung đồng thời vitamin C để quá trình hấp thụ sắt ở trẻ tốt hơn.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn cham ẹ đã có đáp án cho thắc mắc “Thiếu sắt ở trẻ em có nguy hiểm hay không?”. Thiếu sắt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu kéo dài sẽ khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi thấy con có biểu hiện lạ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn: Fogyma.vn

]]>
http://suckhoetreem.org/tre-thieu-sat-co-nguy-hiem-khong-411/feed/ 0
Tiêu chảy ở trẻ em – cha mẹ nên làm gì? http://suckhoetreem.org/tieu-chay-o-tre-em-cha-me-nen-lam-gi-294/ http://suckhoetreem.org/tieu-chay-o-tre-em-cha-me-nen-lam-gi-294/#comments Thu, 23 Feb 2023 06:06:07 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=294 Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ phát triển trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi và nó thường tự khỏi khi trẻ bắt đầu đi học. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng uống quá nhiều đồ uống có đường , đặc biệt là những loại có hàm lượng fructose cao và sorbitol , có thể gây tiêu chảy cho trẻ mới biết đi.

be bi tieu chay

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy có những triệu chứng nào?

  • Đại tiện phân lỏng >3 lần/ngày, mất nước nhiều dẫn đến khát nước
  • Có thể buồn nôn, ói mửa
  • Có thể bị sốt cao, ớn lại hoặc đi ngoài phân có máu.
  • Đau bụng, đầy hơi khô miệng,mắt trũng…
  • Tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức

☛ Đọc thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là tốt?

Các tác nhân khác gây ra bệnh tiêu chảy

uong-thuoc

Uống nhiều kháng sinh là nguyên nhân khiến bé tiêu chảy

  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa. Trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh đến 1 tuổi hiếm khi không dung nạp đường sữa khi sinh. Tuy nhiên, trẻ sinh non có thể không dung nạp đường sữa trong một thời gian ngắn sau khi sinh. Mọi người đôi khi nhầm lẫn dị ứng sữa, có thể gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, do không dung nạp đường sữa.
  • Ăn quá nhiều kẹo hoặc thực phẩm có đường, thực phẩm bị ô nhiễm
  • Do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
  • Do bệnh Crohn và viêm loét đại tràng :Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến trẻ em ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chúng thường bắt đầu trong những năm học hoặc ở tuổi thiếu niên.

Trẻ bị tiêu chảy, cơ thể bị mất nước nên thường xuyên mệt mỏi, ăn ít, biếng ăn. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến trẻ dễ sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời, cơ thể có thể bị khô do thiếu nước và dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng khác.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn ở trẻ 3 tuổi và giải pháp

Con bị tiêu chảy, mẹ nên làm gì?

Tiêu chảy ở trẻ em là một triệu chứng khá phổ biến, mẹ không cần thiết phải điều trị tiêu chảy cho bé bằng thuốc kháng sinh. Chúng ta chỉ cần chút ý bù nước và điện giải đúng cách (ORS) là bé có thể phục hồi sau vài ngày.

uong-oresol

Cách pha ORS: đúng chỉ dẫn, không với nước khác chỉ với nước chín

Cách uống: từ từ cho tới khi hết khát, thường 10-20 muỗng cà phê (50-100ml) sau mỗi lần tiêu chảy. Nếu trẻ sơ sinh còn bú hãy cho trẻ bú bình thường.

Lưu ý: không được thay thế ORS bằng các loại nước trái cây, trà hay nước gạo.

Vậy khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, việc truyền dịch phải được tiến hành tại cơ sở y tế do bác sĩ thăm khám chỉ định và theo dõi để tránh các tai biến có thể gặp khi đang truyền.

Những trẻ mất nước nặng, ói mửa liên tục, sốt cao trên 38 độ, phát ban, đau bụng hơn 2 h, đi ngoài có máu, tiêu chảy quá ba ngày thì nên cho nhập viên để bác sỹ điều trị.

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://suckhoetreem.org/tieu-chay-o-tre-em-cha-me-nen-lam-gi-294/feed/ 5132
Bệnh viêm họng ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa đi viện? http://suckhoetreem.org/benh-viem-hong-o-tre-360/ http://suckhoetreem.org/benh-viem-hong-o-tre-360/#respond Tue, 19 Apr 2022 03:09:35 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=360 Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt, bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi đột ngột. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm cho trẻ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng viêm họng.

Dấu hiệu bệnh viêm họng ở trẻ

tre-bi-ho

Viêm họng là tình trạng vùng niêm mạc họng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ sẽ thấy đau rát ở họng, nhất là khi nuốt. Viêm họng thường được chia là 2 dạng là: viêm họng cấp và mãn tính. Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị viêm họng như:

  • Ho khan, ho đờm. Ho nhiều hơn vào ban đêm.
  • Niêm mạc họng sưng đỏ, nổi những đốm mủ.
  • Trẻ hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.
  • Khàn tiếng, mất tiếng.
  • Trẻ chán ăn, bỏ ăn, người mệt lả.
  • Sốt cao.
  • Nổi hạch ở cổ.

Trẻ bị viêm họng do đâu?

Để tìm được phương pháp điều trị phù hợp giúp trẻ mau khỏi bệnh, cha mẹ cần phải biết rõ nguyên nhân gây viêm họng.

  • Trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Do bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Do thời tiết thay đổi, nóng lạnh liên tục, độ ẩm cao.
  • Dị ứng với lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc…
  • Do mắc các bệnh lý về răng miệng, viêm nướu, chân tay miệng,…

Trẻ bị viêm họng có nguy hiểm không?

tre-bi-ho-co-nguy-hiem-khong

Viêm họng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn người lớn. Thế nhưng bệnh không quá nguy hiểm nếu trẻ được điều trị đúng cách khi mới chớm bệnh. Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ mắc bệnh, bởi khi không được điều trị dứt điểm bệnh có thể tái phát nhiều lần. Khi ấy viêm họng thì chuyển biến thành mãn tính và rất khó điều trị, nguy hiểm hơn là trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ bị viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Áp xe niêm mạc họng, viêm amidan.
  • Viêm phổi, viêm phế quản.
  • Nhiễm trùng hô hấp.

Cách chữa viêm họng cho trẻ

Tùy vào thể trạng bệnh của từng trẻ mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những trẻ mới chớm bị viêm họng hoặc bị viêm họng do yếu tố môi trường thì có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm họng. Còn trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, virus thì cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp dân gian

  • Sử dụng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus và làm giảm cảm giác đau rát họng. Thực hiện súc miệng nước muối thường xuyên còn là cách phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý khoảng 2- 5 lần/ngày.
  • Dùng chanh muối: Trong vỏ chanh có chứa acid citric và tinh dầu giúp giảm ho, viêm họng,… Kết hợp chanh với muối sẽ làm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mẹ cho trẻ ngậm một lát chanh muối rồi nhai nuốt từ từ thì sẽ giúp cổ họng dịu hơn, không còn những triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra.
  • Trà gừng: Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Mẹ có thể thái gừng thành những lát mỏng rồi cho vào cốc. Đổ thêm nước sôi và hãm khoảng 10 phút, sau đó cho thêm chút mật ong vào cốc khi nước còn ấm và uống trực tiếp. Thực hiện cách này 1-2 lần/ ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
  • Cháo nóng: Mẹ cho bé ăn cháo mỗi ngày sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, cháo cũng là món ăn mềm, loãng sẽ không gây tổn thương cho niêm mạc họng của trẻ.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Thành phần của lá hẹ có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Lá hẹ sau khi rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào bát. Cho thêm đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy đến khi lá hẹ chín. Lấy nước cốt rồi uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 muỗng nhỏ.

☛ Xem thêm: Chữa viêm họng cho trẻ mà mẹ nên biết

Dùng thuốc Tây y

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định để chữa viêm họng cho trẻ như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng khi trẻ bị viêm họng do vi khuẩn. Một số loại thuốc được dùng như: amoxicillin, cephalexin,…
  • Thuốc kháng viêm: Dùng khi trẻ xuất hiện tình trạng phù nề, sưng họng. Thuốc được dùng phổ biến là loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm corticosteroid: prednisone, dexamethasone, betamethasone,…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Một số loại thuốc được dùng như paracetamol, ibuprofen,… giúp giảm đau, hạ sốt do viêm họng gây ra.

Thuốc Tây giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm họng gây ra. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

kham-bac-si

Trường hợp trẻ mới chớm viêm họng, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa viêm họng tại nhà cho trẻ. Khi đó bệnh có thể sẽ thuyên giảm sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Trẻ viêm họng kèm sốt cao không có dấu hiệu giảm dù đã uống thuốc hạ sốt.
  • Trẻ thở khó, mặt môi tím tái.
  • Trẻ nôn chớ, mệt lả, nằm li bì không nói chuyện.
  • Trẻ ho nhiều, ho ra máu.

☛ Tham khảo thêm: Phân biệt viêm họng và viêm amidan

Phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ

dinh--duong-cho-tre

Để phòng ngừa tình trạng viêm họng ở trẻ, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên, ngày 2-3 lần.
  • Rửa sạch tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết giao mùa hoặc mùa đông, nhất là cổ họng.
  • Không cho trẻ ăn những đồ lạnh hoặc đồ ăn cay nóng.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ cá nhân hoặc tiếp xúc gần với người bị mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế tiếp xúc với những nơi có môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ, chăn, ga, gối để trẻ không hít phải bụi bẩn, nấm mốc làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Cho trẻ nô đùa nhẹ nhàng, tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

☛ Tìm hiểu thêm: Viêm họng nên làm gì nhanh hết

Kết luận

Viêm họng là bệnh lý không quá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nếu cha mẹ biết cách điều trị dứt điểm, vì thế mà cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp đặc biệt, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để thăm khám, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm họng có lây không?

]]>
http://suckhoetreem.org/benh-viem-hong-o-tre-360/feed/ 0
Ngứa vùng kín ở bé gái – cha mẹ cần làm gì? http://suckhoetreem.org/ngua-vung-kin-o-be-gai-cha-me-can-lam-gi-288/ http://suckhoetreem.org/ngua-vung-kin-o-be-gai-cha-me-can-lam-gi-288/#comments Tue, 04 Dec 2018 11:42:48 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=288 Không chỉ có người lớn mà trẻ nhỏ đôi khi cũng gặp với vấn đề về sức khỏe tại vùng nhạy cảm nhất là các bé gái. Ngứa vùng kín là một triệu chứng đáng lo ngại mà cha mẹ cần hết sức lưu ý vì nó có thể cảnh báo những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.

Kẹt, mắc dị vật trong âm đạo

Nguyên nhân này không có gì đáng ngạc nhiên bởi, trẻ nhỏ thường hay vui chơi dưới nền nhà, sân vườn. Các bé hay ngậm nghịch đồ chơi và các vật dụng trong nhà nên đôi khi có thể tò mò nhét những thứ nhỏ bé như: đầu ngòi bút chì, viên bị nhỏ, mảnh giấy vệ sinh, nút cúc áo… vào trong mép âm đạo. Nếu cha mẹ không để ý và quan sát, những dị vật bị mắc lâu ngày có thể gây nhiễm trùng vùng kín không những thế âm đạo còn bị đau và có tiết dịch lạ gây ngứa ngáy và mùi hôi.

Điều mẹ nên làm:

Để phòng ngừa, cha mẹ luôn cần kiểm tra đồ chơi của con, không để con chơi những món đồ nguy hiểm quá nhỏ có khả năng nhét vào lỗ mũi, miệng hay âm đạo.

Ngoài ra, khi tắm rửa vệ sinh hằng ngày cho bé, mẹ nên kiểm tra kỹ bên trọng môi lớn và môi nhỏ âm đạo để phát hiện dị vật hay những biểu hiện bất thường.

Điều quan trọng nhất trong trường hợp này là chẩn đoán. Vì vây, phụ huynh luôn cần lắng nghe lời của con nói bởi nếu bé không diễn giải được thì cha mẹ sẽ khó mà nhận biết con đã nhét dị vật vào cơ quan sinh dục. Khi thấy nghi ngờ cần đưa đến bệnh viện kiểm tra ngay vì để lâu ngày dị vật sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này. Các bác sỹ sẽ dùng công cụ chuyên dụng để gắp dị vật ra ngoài để tránh gây tổn thương màng trinh và viêm nhiễm nặng thêm.

Bị ngứa do mắc bệnh ngoài da

Những vấn đề về bệnh ngoài da thường dễ phát hiện. Bởi nó sẽ có biểu hiện là những đốm phát ban đỏ, mụn nước hoặc mụn mủ… gây lở loét và ngứa vùng kín. Những bệnh ngoài da như hắc lào, zona thần kinh, chàm ezema cũng dễ gặp phải ở trẻ độ tuổi mầm non.

Điều mẹ nên làm:

Khi phát hiện có dấu hiệu đáng ngờ của bệnh, không nên tự ý bôi thuốc hoặc chữa bằng các mẹo truyền miệng. Bởi cấu trúc vùng kín bé gái như một chiếc đèn lồng xếp phức tạp với nhiều khe kẽ, đặc biệt vùng này chưa có lớp rào chắn sinh lý tự nhiên. Do vậy việc can thiệp và điều trị không đúng cách sẽ dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Nguy hiểm nhất là làm tổn thương da vĩnh viễn hay ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này của con.

Do đó, các mẹ nên đưa bé đi khám để được chỉ định loại thuốc bôi phù hợp. Thực hiện vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học và tái khám đúng hẹn. Bởi các bệnh ngoài da tuy dễ chữa nhưng cũng dễ tái phát.

Dính môi nhỏ ở trẻ sơ sinh

Trường hợp này thường chỉ xảy ra với các bé sơ sinh hoặc độ tuổi từ 1 -3 tuổi. Do môi nhỏ thường không tự tách ra, nên làm tắc đường tiểu mỗi khi bé đi tiểu tiện. Nước tiểu thường không chảy thành dòng mà thành nhiều tia nhỏ gây ứ đọng nước tiểu trong âm hộ.Từ đó dẫn đến kích ứng viêm niệu đạo gây ra ngứa ngáy hoặc đi tiểu không kiểm soát( đái dầm nhiều).

Điều cha mẹ nên làm

Cha ẹ không nên tự tách âm đạo cho con mà phải đưa bé đi khám. Đối với những trường hợp nhẹ, âm đạo có thể tự cải thiện khi trẻ dậy thì. Những trường hợp nặng hơn thì cần phẫu thuật điều trị kết hợp thuốc bôi có chứa estrogen. Mẹ cần tham khảo kỹ hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ để vệ sinh cho trẻ sau khi tách môi nhỏ tránh nhiễm trùng và tái phát.

Bé gái bị nhiễm giun kim

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (1-5 tuổi) mắc giun kim là khá cao. Bởi các bé hay ngồi lê dưới sàn nhà và vui chơi ở môi trường nhiều bùn đất, cát bẩn. Giun ký sinh trong ruột già và vùng hậu môn, đôi khi chúng có thể chuyển địa điểm cư trú sang vùng âm đạo. Giun kim thường gây ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là vào buổi tối. Trẻ nhỏ bị mắc giun kim thường bị rối loạn tiêu hóa, khi chui sang bộ phận sinh dục nữ gây ngứa âm đạo đặc biệt là bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần.

Để chẩn đoán bệnh giun kim người ta quan sát các nếp nhăn quanh hậu môn, phát hiện giun kim trắng ở rìa khuôn phân. Nhân viên y tế có thể dán giấy bóng kính ấn vào hậu môn buổi sáng sớm, sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm trứng giun.

Điều mẹ nên làm:

-Hướng dẫn con cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ, khoa học.

  • Không để con vui chơi trong những môi trường bẩn
  • Không để con nghịch bẩn và cầm nắm đồ ăn khi chưa rửa tay
  • Tẩy giun cho cả gia đình định kỳ 6 tháng/ lần
  • Giặt quần áo của con với nước nóng nhất là đồ lót để loại bỏ trứng giun.
  • Bắt giun bằng tay cho bé vào thời gian 18 – 19h (đây là thời gian giun chui ra cửa hậu môn để đẻ trứng nên mẹ soi đèn có thể dễ dàng phát hiện)
  • Trong trường hợp giun gây viêm nhiễm âm đạo cần đưa bé tới bác sỹ sớm nhất có thể.
]]>
http://suckhoetreem.org/ngua-vung-kin-o-be-gai-cha-me-can-lam-gi-288/feed/ 6265
Làm gì khi trẻ bị sốt – Lời khuyên từ TS nhi khoa http://suckhoetreem.org/lam-gi-khi-tre-bi-sot-loi-khuyen-tu-ts-nhi-khoa-282/ http://suckhoetreem.org/lam-gi-khi-tre-bi-sot-loi-khuyen-tu-ts-nhi-khoa-282/#comments Thu, 13 Sep 2018 03:13:58 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=282 Chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai về cách giúp trẻ hạ sốt an toàn. Khuyến cáo hiện nay không có thuốc nào phòng được sốt cao và co giật, nếu trẻ chỉ sốt 38 độ thì chưa cần uống thuốc hạ sốt.

lam-gi-khi-tre-sot

Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt? (Ảnh minh họa)

Theo chuyên gia khoa nhi sốt không phải là bệnh mà là triệu chứng, nếu sốt không làm trẻ khó chịu, bứt rứt bẳn rẳn hoặc biếng ăn thì không nên can thiệp, trẻ có thể hết sốt tự nhiên và nhanh khỏi các bệnh nhiễm trùng. Sốt là phản ứng của cơ thể khi không may nhiễm virus, vi khuẩn. Khi con bị sốt nhiều, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

Không cho con uống thuốc hạ sốt quá sớm

Khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ thì cha mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ bằng cách đặt vào nách là chính xác nhất. Không đo ở miệng trán hay hậu môn, cũng không nên dùng cách cộng trừ 0,5 độ như ngày trước nữa.

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37 – 38,5 độ chỉ cần cho con uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn và cởi bớt áo cho trẻ, thay bằng đồ mỏng thoáng khí.

Tuyệt đối không lạm dụng thuốc động kinh

Khi thấy con sốt cao kèm theo co giật đã khiến bố mẹ lo sợ nên cho con uống thuốc hạ sốt sớm hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc an thần để đề phòng. Tâm lý của bố mẹ là sốt co giật sẽ làm ảnh hưởng đến não của trẻ. Tuy nhiên khi nghiên cứu theo dõi lâu dài không thấy có cơ sở việc này ảnh hưởng đến não của trẻ. Do đó bố mẹ không nên lạm dụng việc cho con uống thuốc thần kinh.
Phải biết ngay cả khi uống thuốc này cũng không có tác dụng với trẻ nếu cơ địa bẩm sinh hay co giật. Thêm vào đó hiện nay cũng không có thuốc nào phòng được sốt cao, co giật cho trẻ.
Tại thời điểm trẻ co giật, cha mẹ thường có hành động dùng đũa, chèn ngón tay vào để trẻ không tự cắn trúng lưỡi mình. Tuy nhiên điều này là không nên. Thay vào đó nên đợi con hết cơn rồi cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để ngăn ngừa cơn sau, rồi mang trẻ đến bệnh viện. Khi trẻ bị co giật, cha mẹ cần bế nghiêng trẻ, giữ đầu thẳng để dôc đờm dãi chảy ra ngoài, tránh cho trẻ bị sặc, không nên vuốt hoặc day ngực con.

lam-gi-khi-tre-sot-1

Cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng thuốc giảm sốt

Về chọn thuốc hạ sốt cho trẻ

Hiện nay có 2 loại thuốc hạ sốt thông dụng là paracetamol và ibuprofel. Paracetamol sử dụng nhiều ở các nước Châu Á, còn Châu Âu dùng ibuprofel do bên họ không có dịch sốt rét. Chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng paracetamol, vì lúc xét nghiệm chưa biết bé có bị xuất huyết hay không, nếu dùng ibuprofel mà bé bị sốt xuất huyết có thể khiến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Về khoảng cách sử dụng thuốc thì paracetamol là 4-6 tiếng còn ibuprofel là 6-8 tiếng. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, dùng xen kẽ cả 2 vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol là 15mg/kg còn ibuprofel là 10mg/kg. Chưa kể cha mẹ có thể nhầm thời gian uống tiếp theo dẫn đến thuốc có thể gây tác dụng phụ.
Khi cho trẻ uống thuốc giảm sốt nên để con mặc đồ thông thoáng, mở cửa để căn phòng có nhiều không khí hơn, không đắp chăn cho trẻ nếu con cảm thấy lạnh có thể dùng khăn xô bọc quanh người trẻ.

Không tự chia liều nhét vào hậu môn của trẻ

Cẩn trọng các điều sau khi sử dụng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ:

  • Phương pháp nhét thuốc có nhược điểm là hấp thu thất thường nếu trực tràng có phân thì tác dụng của thuốc càng ít.
  • Thuốc nhét vào hậu môn của trẻ thường dùng khi trẻ không uống được thuốc hoặc bị nôn ra.
  • Khi sử dụng loại thuốc này phải đúng liều lượng hướng dẫn, không được bẻ 2-3 viên nhét cùng một lúc. Phải biết khả năng ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn so với đường uống nhiều.
  • Tùy vào trọng lượng của trẻ để bác sĩ đưa ra lượng thuốc phù hợp, các liều lượng phổ biến lần lượt là 80mg, 150mg, 300mg.

Có nên sử dụng chườm lạnh, miếng dán hạ sốt?

Nhiều cha mẹ có thói quen dùng miếng dán hạ sốt hoặc khăn ướt chườm đầu cho trẻ lúc sốt nhưng hiệu quả thực tế không được cao, nhiệt độ của trẻ có thể giảm xuống nhanh trong 1 giờ đầu, sau đó thì trẻ vẫn sẽ bị sốt lại. Bôi dầu hoặc miếng dán còn ảnh hưởng xấu đến da của trẻ.
Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt do viêm phổi, nhiễm khuẩn, chườm lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh và viêm phổi nặng hơn do tăng khả năng sử dụng oxy lên.
Thay vào đó, khi trẻ lên cơn sốt mẹ nên lau khăn ấm toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn. Thay khăn khoảng 2-3 phút 1 lần để trẻ hạ nhiệt.
Trường hợp trẻ uống hạ sốt mà thuyên giảm, mẹ nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa để có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trẻ mắc phải.
Theo:vietnamnet.vn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai
Xem thêm:

]]>
http://suckhoetreem.org/lam-gi-khi-tre-bi-sot-loi-khuyen-tu-ts-nhi-khoa-282/feed/ 4418
Cách chăm sóc trẻ bị sốt http://suckhoetreem.org/cach-cham-soc-tre-bi-sot-134/ http://suckhoetreem.org/cach-cham-soc-tre-bi-sot-134/#comments Sun, 08 Apr 2018 00:11:34 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=134 Một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ là sốt có thể do nhiều nguyên nhân như cảm nhiệt, sốt siêu vi, nhiễm trùng,… Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ để có thể xử lý kịp thời và không đưa đến những tai biến do xử trí sai lầm. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm thông tin sau để thêm kiến thức chăm sóc con khi bị sốt.

cach-cham-soc-tre-bi-sot

Cách nhận biết và đánh mức độ sốt của trẻ

Một số biểu hiện thường thấy khi trẻ bị sốt chính là mặt má đỏ bừng hoặc hơi tai, mắt lờ đờ mất đi vẻ tinh nhanh, mệt mỏi, quấy khóc. Dễ thấy nhất là tiếp xúc trán, lòng bàn tay chân thấy nóng. Mẹ có thể lấy má mình áp lên trán của trẻ nếu thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Một chiếc nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ luôn là vật dụng cần thiết để kiểm tra tình trạng con lúc này. Bình thường thân nhiệt trẻ từ 36,5 – 37,5, nếu nhiệt độ ở trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.

Các mức độ sốt của trẻ:

  • Đo thân mình trẻ nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C là sốt nhẹ.
  • Khi nhiệt độ từ 38,5 – 39 độ C là sốt vừa.
  • Nhiệt độ từ 39 – 40 độ C là sốt cao.
  • Cơ thể trẻ có nhiệt độ lớn hơn 40 là sốt rất cao.

Nguyên nhân trẻ bị sốt

Thông thường sốt là một dạng phản ứng của cơ thể trẻ đối với các bệnh nhiễm khuẩn hoặc sự thay đổi thời tiết đột ngột(nóng, lạnh hơn bình thường,…) hay những biến đổi chuyển hóa của cơ thể (mọc răng,…). Tùy vào mức độ sốt của trẻ để có những cách chăm sóc trẻ bị sốt phù hợp, nếu trẻ chỉ sốt nhẹ không quá 38,5 độ C, thì chưa gây tác hại cho trẻ mà còn tạo điều kiện tốt giúp con chống sự nhiễm khuẩn theo cơ chế cơ thể tự trị bệnh. Tuy nhiên nếu sốt cao hoặc sốt quá cao có thể mất nước nhiều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như co giật tiết nhiều đàm gây tắc đường thở, thiếu oxy lên não, tổn thương não,…

cach-cham-soc-tre-bi-sot-1

Vì vậy mẹ cần kiểm tra lại nguyên nhân làm trẻ bị sốt, có 2 nhóm nguyên nhân thường gặp sau:

  • Sốt do nguyên nhân thông thường: cảm cúm, do virus, viêm mũi họng, viêm amydal,… Tình trạng sốt kéo dài 3-4 ngày kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban,.. nhưng trẻ vẫn tỉnh táo, ăn uống được thì được xem là lành tính.
  • Sốt là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn xuất huyết,… Lúc này đây trẻ thường sốt cao, mệt mỏi khó chịu kèm theo các triệu chứng khác như co giật, nôn, khó thở, vật vã, mặt mũi tím tái, li bì hôn mê gọi hỏi không biết, rét run,… Đây là những trường hợp rất nguy hiểm cha mẹ cần xử lý đúng cách và mang con đến bệnh viện kịp thời sau đó, để lâu hơn sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt

Khi trẻ chỉ sốt nhẹ 37,5-38,5 độ mẹ chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ, làm phòng thông thoáng hơn, cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất, nếu trẻ đang bú mẹ thì cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, theo dõi liên tục và cứ 3-4 giờ lại đo nhiệt độ lại.

cach-cham-soc-tre-bi-sot-2

Với trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cho trẻ mặc quần áo lót mỏng mềm, thoáng rộng, giảm nhiệt độ phòng xuống, có thể cho con dùng thuốc hạ nhiệt, miếng dán hoặc đặt thuốc ở hậu môn.

Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm khăn bông thấp nước ấm, vắt khô đặt lên trán của trẻ. Dùng khăn lau 2 hõm nách, vùng bẹn, xung quanh người để hạ nhiệt độ cơ thể. Tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung chất dinh dưỡng thông qua chế độ dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước hoa quả tươi. Mẹ không nên dùng nước đá hoặc chườm đá trẻ có thể bị sốt cao hơn.

Mẹ nên đưa trẻ đến sở y tế khi:

  • Với trẻ dưới 5 tuổi sau khi xử lý giảm sốt tại nhà, mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể, bởi hiện nay có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm có dấu hiệu ban đầu là sốt.
  • Khi dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp giảm nhiệt độ tại nhà không có hiệu quả.
  • Sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, mê man li bì, ăn uống kém nôn, đau bụng, co giật, khó thở,…

Trên đây là một số cách chăm sóc trẻ bị sốt thông thường, mẹ có thể cân nhắc và áp dụng để giúp con hạ sốt. Tuy nhiên mẹ cần theo dõi liên tục sau đó và xác nhận nguyên nhân thực sự khiến trẻ bị sốt để có giải pháp phù hợp. Sốt có thể là dấu hiệu phản ứng bình thường của cơ thể trẻ để thích nghi, cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nhưng dù thế nào nếu không xử lý đúng cách chúng đều có thể gây biến chứng nguy hiểm, nên mẹ nhớ cẩn thận lúc chăm con nhé.

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-cham-soc-tre-bi-sot-134/feed/ 797
Trẻ sơ sinh hay vặn mình – Dấu hiệu sinh lý hay biểu hiện bệnh lý? http://suckhoetreem.org/tre-so-sinh-hay-van-minh-130/ http://suckhoetreem.org/tre-so-sinh-hay-van-minh-130/#comments Fri, 06 Apr 2018 00:11:08 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=130 Đã bao giờ mẹ thắc mắc tại sao lúc mới sinh con yêu hay vặn mình chưa. Hay có những lúc trẻ rướn mình gồng lên, mặt đỏ bừng vài phút rồi biến mất. Liệu đây là dấu hiệu sinh lý hay biểu hiện của tình trạng bệnh lý ở bé?

tre-so-sinh-hay-van-minh

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình

Lúc này mẹ có thể kiểm tra tình trạng lúc ngủ của trẻ, có thể nó làm trẻ khó chịu do nệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế không thoải mái hay phòng ngủ không được thông thoáng ít ánh sáng.

Tìm được nguyên nhân rồi mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho bé tắm nắng mỗi ngày hoặc tham vấn ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ để sữa được bổ sung thêm vitamin D3, canxi, kẽm,… Lúc con ngủ mẹ có thể ẵm bé hoặc lót thêm khăn mềm dưới cho con ngủ ngon hơn, kê gối ôm xung quanh để bé không bị giật mình lúc ngủ trên giường trống.

tre-so-sinh-hay-van-minh-2

Mẹ nên đảm bảo cho trẻ được bú no trước lúc đi ngủ bởi cơ quan dạ dày của em bé mới sinh vẫn đang hoàn thiện nên mỗi lần ăn trẻ bú được rất ít. Do đó nếu không được bú no trẻ sẽ nhanh đói và ngủ không sâu. Sau 3 tháng thì tình trạng này sẽ tự biến mất, và 6 tháng là mẹ đã có thể kết hợp cho bé ăn dặm để con yêu có thêm nguồn dinh dưỡng cung cấp đủ năng lượng phát triển sức khỏe.

Một trường hợp khác khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình là do cơ thể bé thiếu các dưỡng chất như kẽm, canxi khiến bé ngủ không được ngon dẫn đến ngủ ít, không yên giấc. Chính bởi những khó chịu đó mà bé thường bứt rứt vặn mình thường xuyên.

Mẹ nên làm gì khi trẻ hay vặn mình lúc ngủ?

Trước hết mẹ nên theo dõi tình trạng của con để xem ngoài việc hay vặn mình trẻ có dấu hiệu bất thường nào khác không. Nếu như con bị ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, ban đêm khóc nhiều,… thì có thể liên quan đến việc trẻ bị thiếu canxi. Trường hợp này hay xảy ra đối với trẻ sơ sinh giai đoạn từ 2-3 tháng tuổi. Dưới đây là một số cách bổ sung canxi cho trẻ như sau:

Với trẻ đang thời kì ti mẹ, thì mẹ cần cung cấp canxi cho con qua sữa mẹ bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu canxi vào thực đơn hàng ngày một cách hợp lý. Một số thực phẩm giàu canxi như: hải sản, tôm cua cá, các loại đậu, rau xanh, hạt như hạnh nhân, óc chó,… Mẹ nên nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ dinh dưỡng khoa học nhất.

Giai đoạn đầu đời cơ thể trẻ chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt, cho nên bé dễ bị nhiễm lạnh hoặc đổ mồ hôi nóng sốt nếu nhiệt độ phòng không phù hợp. Do đó để tránh những tình huống ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé mẹ nên căn chỉnh điều hòa hoặc giữ ấm phòng ở nhiệt độ thích hợp. Nếu dùng điều hòa thời gian dài mẹ có thể cho vào phòng một chậu nước để chống khô mũi và khô da cho con nhé.

Đọc thêm: Bầu nổi mụn nhiều sẽ sinh con trai hay gái?

]]>
http://suckhoetreem.org/tre-so-sinh-hay-van-minh-130/feed/ 1130
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà http://suckhoetreem.org/cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-126/ http://suckhoetreem.org/cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-126/#comments Wed, 04 Apr 2018 06:59:06 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=126 Chân tay miệng là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 3 tuổi. Phần lớn các trường hợp trẻ mắc bệnh đều được được chăm sóc và theo dõi tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc này trẻ bị tay chân miệng cần được giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và ăn uống đủ chất để bé có thể nhanh khỏi bệnh. Mẹ cần để ý một số điều sau để chăm sóc con yêu hiệu quả hơn nhé.

cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng

Tính chất đặc trưng của bệnh tay chân miệng chính là dễ lây lan và chỉ cần tiếp xúc với nguồn bệnh hay ở trong khu vực phát bệnh rất dễ phát tán mầm bệnh, chính vì thế khi bố mẹ càng phải cẩn thận khi chăm sóc con hơn nếu không bệnh tình của trẻ sẽ có thể nặng hơn hay tệ hơn là lây lan cho các trẻ xung quanh. Ở mức độ 1 của bệnh trẻ sẽ được cho ở nhà theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những gợi ý giúp chăm sóc trẻ bị tay chân miệng an toàn hiệu quả

Lưu ý khi cho trẻ ăn uống

  • Khi ăn thức ăn, đồ uống sẽ tiếp xúc với vết loét của trẻ nên cần chọn lựa sao cho mềm mịn, mát lạnh để giúp con dễ ăn hơn. Đại diện là các thực phẩm như: súp cháo tán nhuyễn, hầm kĩ, bộ dinh dưỡng, sữa và các chế phẩm, phô mai, bánh Flan, tào phớ,…
  • Trường hợp con không muốn ăn, ăn ít mẹ đừng ép trẻ cố ăn vì sợ con không có sức đề kháng. Thay vào đó hãy chia ra làm nhiều bữa hơn để tránh tình trạng đường huyết có thể xảy ra.
  • Khi cho con ăn nên chọn thìa nhỏ không có cạnh sắc để tránh tổn thương các vết loét ở đầu lưỡi và môi bé khiến trẻ đau khó chịu.
  • Cho con uống thêm nước rau luộc hoặc quả xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất.
  • Với bé vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú và chia thành nhiều lần bú.
  • Nên nới rộng thời gian ăn của con ra khoảng 3-4 giờ để trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn.
  • Khi bệnh của trẻ đã thuyên giảm hơn nên luyện cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, nên ăn đầy đủ dưỡng chất, không nên kiêng bất kỳ cái gì.

Có thể bạn muốn biết: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy cha mẹ cần phải làm gì?

Lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Giữ môi trường sạch sẽ cho trẻ, hàng ngày tắm rửa cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch. Tập cho con thói quen rửa tay sạch sẽ hết bọt xà phòng, nhất là trước khi ăn để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh tay chân miệng qua đường tay – miệng để loại trừ khả năng tấn công của vi rút gây bệnh.

Việc giặt đồ cho trẻ cũng phải theo đúng các quy trình làm sạch như ngâm cùng dung dịch sát khuẩn (dung dịch Cloramin B 2% hoặc trụng qua nước sôi trước khi giặt).

Những vật dụng cá nhân của con như bình sữa, bát ăn cơm, cốc uống nước, muỗng ăn, đồ chơi,… nên được luộc sôi, làm sạch sát khuẩn và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Nhiều mẹ quan niệm con bị chân tay miệng thì cần kiêng tắm, kiêng gió,… kì thực ủ trẻ quá lại làm cho bệnh phát triển nhanh hơn. Nhất là có những trường hợp châm chích mụn nước để mau vỡ – nguyên nhân chính làm bệnh chân tay miệng trầm trọng hơn thậm chí trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nếu rơi vào tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong vùng cách ly

Khi xác định trẻ mắc bệnh chân tay miệng cha mẹ cần xin cho con nghỉ học từ 7-10 ngày để hạn chế tình trạng bùng phát lây lan bệnh giữa các bé.

Nếu trong nhà còn trẻ khác nên cách ly trẻ lành và trẻ bệnh tùy vào từng tình huống. Theo dõi các hoạt động của trẻ bệnh để có cách chăm sóc và điều trị kịp thời.

Trong quá trình tiếp xúc trẻ bị chân tay miệng nên đeo khẩu trang y tế, vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ.

Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần giữ không khí thông thoáng, sàn nhà và các vật dụng xung quanh giữ sạch sẽ và diệt khuẩn bằng các dung dịch sát khuẩn nhằm tạo môi trường sống trong lành và an toàn cho trẻ bị chân tay miệng.

Trên đây là một số điều cần chú ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh và tránh được càng trường hợp lây lan sang người khác.

>>> Xem thêm: 7 tips nhỏ giúp mẹ chăm sóc da của bé sơ sinh sạch khỏe và an toàn

]]>
http://suckhoetreem.org/cham-soc-tre-bi-tay-chan-mieng-126/feed/ 118
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – Dấu hiệu và lời khuyên của bác sĩ http://suckhoetreem.org/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-27/ http://suckhoetreem.org/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-27/#comments Fri, 16 Mar 2018 09:08:11 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=27 Hiện tượng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp tuy nhiên các dấu hiệu của nó khó để nhận biết dẫn đến tình trạng khi mẹ phát hiện thì con đã bị tiêu chảy nặng rồi. Việc này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Vậy làm cách nào biết được bé đi ngoài bình thường hay bất thường? Biện pháp chữa tiêu chảy ở trẻ ra sao?

tre-so-sinh-bi-tieu-chay-1

Trẻ sơ sinh đi cầu như nào thì được coi là bình thường?

Trước hết mẹ cần phân biệt được khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Khác với việc bị táo bón rất dễ nhận biết, nếu không hiểu tình trạng của con thì rất dễ nhầm việc đi ngoài 3-4 lần/ngày của trẻ là tiêu chảy. Điều này chưa chắc đúng đâu mẹ nhé, vì các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn có thể đi ngoài 2-5 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. Mẹ nên để ý một số điều sau để nắm chắc tình hình của con:

Sự khác biệt giữa phân của trẻ nuôi bằng sữa mẹ và sữa công thức

Phân của trẻ nuôi bằng sữa mẹ thường có màu vàng, cam hoặc xanh lục nhạt. Phân mềm, có ít hạt trắng. Bé bú sữa mẹ có thể đi ngoài tới 8-10 lần/ ngày hoặc 1-2 ngày không đi ngoài vẫn xem là bình thường nếu trẻ khỏe mạnh và tăng cân tốt.

Tùy thuộc vào loại sữa công thức, phân của trẻ có thể có màu xanh xám, vàng hay nâu. Phân thường là khối mềm, đặc hơn so với trẻ bú mẹ. Số lần đi ngoài cũng ít hơn có thể chỉ 1-2 lần/ngày, hoặc 1-2 ngày mới đi 1 một lần.

Số lần đi tiêu thay đổi theo tháng tuổi

Trẻ mới sinh từ 0-1 tháng tuổi thường đi ngoài từ 7-10 lần/ ngày.

Với bé từ 1-3 tháng tuổi số lần đi cầu trung bình  2-5 lần/ngày.

Trên 6 tháng tuổi trẻ có thể đi ngoài khoảng 1-2 lần.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

tre-so-sinh-bi-tieu-chay-2

Nhận biết tình trạng tiêu chảy càng sớm sẽ hạn chế tối đa việc sức khỏe con bị ảnh hưởng. Mẹ hãy để ý nếu ở trẻ xuất hiện những biểu hiện sau.

  • Bé đi ngoài nhiều lần hơn bình thường của bé.
  • Tình trạng phân khác lạ: có bọt, tóe nước lỏng bỏng hoặc chỉ toàn nước, thay đổi màu sắc, mùi tanh thối.
  • Trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường ruột thì phân có thể lẫn cả máu.
  • Tùy theo tình trạng bệnh lý mà trẻ có những biểu hiện khó chịu kèm theo như: quấy khóc, bú kém, sốt hoặc không, nôn ói.
  • Trẻ có thể bị mất nước rất nhanh, bạn cần để ý xem con có bị khô miệng, khô môi, mắt trũng, da nhăn… không để có biện pháp xử lý kịp thời.

>>> Cha mẹ cần cảnh giác với dấu hiệu đau bụng đi ngoài nhiều lần ở trẻ em

Xử lý thế nào khi con bị tiêu chảy?

Tiêu chảy mức nhẹ

Căn cứ vào biểu hiện của con cùng thời gian phát hiện sớm, mẹ có thể xử lý tại nhà để theo dõi tình trạng của con, nhưng tuyệt đối không tự ý điều trị cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam… có thể làm tình hình tệ đi. Mẹ có thể thực hiện các cách sau:

  • Đầu tiên mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bù lượng nước bị mất.
  • Vệ sinh tay, dụng cụ cho trước khi cho bé bú và sau khi thay tã. Giữ tã mới sạch để ngăn sự lây nhiễm.
  • Mẹ nên theo dõi tình trạng đi ngoài của con để nắm chắc tình hình.
  • Có thể cho trẻ uống thêm 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

Tuy nhiên bởi đây là bệnh có diễn biến rất nhanh gây mất nước trầm trọng nếu không kịp thời điều trị có thể gây suy thận, suy hô hấp dẫn tới tử vong nên trường hợp bệnh của bé chuyển nặng hơn, mẹ cần đưa bé ngay tới bác sĩ.

Tiêu chảy chuyển biến nguy hiểm

  • Khi bé bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng sau thì mẹ hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ.
  • Nếu bé bị mất nước quá nhiều (môi khô, mắt trũng sâu, vật vã kích động, khóc không có nước mắt..)
  • Nếu bé bị sốt.
  • Đi ngoài phân có máu, nhầy hoặc màu đen hoặc mùi thối.
  • Tình trạng tiêu chay kéo dài hơn 48 giờ.
  • Nếu bé nhà bạn chưa được 3 tháng tuổi thì ngay khi bé bị nôn hoặc tiêu chảy bạn nên tham khám để đánh giá được chính xác tình trạng của bé sớm.

Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

tre-so-sinh-bi-tieu-chay-3

Thường thì bác sĩ không khuyên dùng thuốc cầm tiêu chảy cho bé. Mà thay vào đó, là dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng ký sinh trùng phù hợp khi xác định được đúng nguyên nhân nào gây ra tình trạng tiêu chảy ở bé.

Bé có thể phải nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch nếu bị tiêu chảy nặng mất nước nhiều.

Bác sĩ có thể khuyên mẹ cho bé uống thêm dịch bồi phụ nước điện giải (Oresol)

Nếu bé đang trong thời kì ăn thức ăn đặc và bị tiêu chảy, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên tạm thời chuyển qua đồ ăn mềm dạng bột như chuối tao, ngũ cốc cho đến khi bé hết tiêu chảy.

Mẹ nên tránh ăn gì khi con bị tiêu chảy?

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Sản phẩm từ sữa như sữa bò, phô mai…
  • Đồ ngọt, thức uống có gas.

Qúa trình chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản nên cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản khoa học. Nhất là những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, táo bón thì lúc đó mới giúp con chữa trị được kịp thời và chăm sóc bé đúng cách được.

]]>
http://suckhoetreem.org/tre-so-sinh-bi-tieu-chay-27/feed/ 33064