Dinh dưỡng cho trẻ – Sức khỏe trẻ em http://suckhoetreem.org chăm sóc cho trẻ, bệnh trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ Wed, 10 Apr 2024 01:39:18 +0000 vi hourly 1 Mách mẹ cách kết hợp thực phẩm khi nấu cháo cho trẻ biếng ăn http://suckhoetreem.org/cach-ket-hop-thuc-pham-khi-nau-chao-cho-tre-470/ http://suckhoetreem.org/cach-ket-hop-thuc-pham-khi-nau-chao-cho-tre-470/#respond Fri, 24 Nov 2023 07:31:31 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=470 Trẻ nhỏ đến tuổi ăn dặm cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ phát triển toàn diện. Tuy nhiên cha mẹ không biết nên kết hợp các loại thực phẩm nào với nhau để có thể bổ sung cho trẻ nhiều dinh dưỡng nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh biết được nên kết hợp các loại thực phẩm tốt cho trẻ.

thuc pham ket hop khi nau chao cho tre

Vì sao nên nấu kết hợp các loại thực phẩm cho trẻ?

Nấu các thực phẩm dễ kết hợp với nhau cho trẻ nhỏ không chỉ tạo ra những bữa ăn ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc lựa chọn và kết hợp các loại thực phẩm phù hợp có thể cung cấp dinh dưỡng đa dạng và cân đối, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Khi kết hợp các loại thực phẩm khác nhau, cha mẹ có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, bao gồm protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ví dụ, kết hợp ngũ cốc với trái cây hoặc thực phẩm giàu chất béo tốt với rau cải có thể cung cấp năng lượng, chất béo tốt và các dưỡng chất thiết yếu trong cùng một bữa ăn.

Ngoài ra, việc nấu kết hợp các thực phẩm với nhau cũng giúp trẻ nhỏ tiếp xúc với nhiều hương khác nhau từ một lúc. Điều này có thể giúp trẻ phát triển khẩu vị và sở thích ăn uống đa dạng, tạo ra cơ hội để bé trải nghiệm và học hỏi về ẩm thực từ giai đoạn sớm. Hơn nữa, kết hợp các thực phẩm cũng có thể giúp trẻ tiếp thu và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Một số thành phần thực phẩm có thể tăng cường khả năng hấp thụ cho nhau.

Khi cha mẹ kết hợp nấu các loại thực phẩm cùng nhau giúp bữa ăn của trẻ hấp dẫn hơn về mặt màu sắc, hương vị, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vừa có thể tạo sự hứng thú với đồ ăn. Từ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng lười ăn, không muốn ăn, trẻ biếng ăn ngủ không sâu giấc.

Các loại thực phẩm nên kết hợp cho trẻ biếng ăn

Thịt heo

thit heo ket hop

Protein trong thịt heo giúp xây dựng cơ bắp và tế bào, hỗ trợ sự phát triển toàn diện. Chất béo cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin dễ dàng hơn. Thịt heo cũng cung cấp nhiều vitamin như vitamin B1, B3, B6 và B12, cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường năng lượng và sản xuất tế bào máu.

Thịt heo nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Củ quả: khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bí xanh, hạt sen…
  • Rau xanh: rau ngót, mồng tơi, bắp cải, rau dền, cải bó xôi,…

Thịt bò

thit bo ket hop
Thịt bò cũng cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và phosphorus, cần thiết cho sự phát triển của xương và hệ thống miễn dịch. Vitamin B12, B6 và niacin trong thịt bò đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và phát triển hệ thần kinh.

Thịt bò nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Củ quả: bí đỏ, cà rốt, khoai tây,…
  • Rau xanh: rau cải, rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, rau dền,…

thit ga ket hop

Thịt gà cũng chứa các vitamin như vitamin B6, B12 và niacin, cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và quá trình chuyển hóa năng lượng. Khoáng chất như selen và kẽm có trong thịt gà giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ quá trình phát triển.

Thịt gà nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Củ quả: cà rốt, khoai tây, bí xanh, cà chua, bí đỏ, hạt sen…
  • Rau xanh: bông cải xanh, rau ngót, rau dền, cải ngọt, rau lang, cải thảo,…

>>> Tham khảo thêm: 4 Lưu ý giúp bổ sung lysine cho trẻ đúng cách?

Tôm

tom ket hop

Tôm cũng cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng như iodine, selen và đặc biệt là iodine giúp tăng cường chức năng tuyến giáp và sự phát triển của trẻ. Đồng thời, tôm cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ.

Thịt tôm nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: rau ngót, mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, súp lơ, chùm ngây, nấm rơm,…

Cua

cua ket hop

Cua cũng cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và phosphorus, quan trọng cho sự phát triển của xương và hệ thống miễn dịch. Chứa ít chất béo và cholesterol, cua là lựa chọn tốt để cung cấp protein mà không tăng cường lượng chất béo không cần thiết.

Thịt cua nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau dền, khoai mỡ,…

ca ket hop

Cá cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3, rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và thị lực ở trẻ. Omega-3 cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch và hệ thống miễn dịch. Cá cũng chứa nhiều khoáng chất như iodine, kẽm và selen, cần thiết cho sự phát triển của xương, tăng cường chức năng tuyến giáp và hệ thống miễn dịch của trẻ.

Thịt cá nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: bí đỏ, cà rốt, rau chân vịt, rau cải,…

>>> Đọc thêm: Biện pháp cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi biếng ăn

Lươn

luon ket hop

Lươn cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B12, kẽm và selen. Vitamin A và D giúp cải thiện thị lực và sức khỏe xương, trong khi vitamin B12 và khoáng chất kẽm, selen hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch.

Thịt lươn nên kết hợp với các loại thực phẩm sau:

  • Các loại rau củ quả: khoai môn, cải xanh, cà rốt, rau ngót, rau mồng tơi, khoai tây, đậu Hà Lan, rau chùm ngây,…

Trên đây là những thực phẩm có thể kết hợp với nhau mà cha mẹ nên tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho trẻ. Hy vọng rằng cha mẹ sẽ nấu những bữa ăn thật ngon để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Chúc cha mẹ thành công!

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-ket-hop-thuc-pham-khi-nau-chao-cho-tre-470/feed/ 0
Mách mẹ cách nấu cháo gà cho trẻ 6 tháng biếng ăn http://suckhoetreem.org/chao-ga-cho-tre-6-thang-bieng-an-458/ http://suckhoetreem.org/chao-ga-cho-tre-6-thang-bieng-an-458/#respond Fri, 24 Nov 2023 03:40:19 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=458 Các món cháo từ thịt gà cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho trẻ biếng ăn. Vì thế nhiều mẹ thường lựa chọn nguyên liệu này để nấu các món ăn cho trẻ. Dưới đây là những cách nấu cháo gà thơm ngon mà mẹ có thể tham khảo.

cach nau chao ga cho tre 6 thang bieng an

Dinh dưỡng của thịt gà đối với trẻ nhỏ

Thịt gà là một nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong thịt gà có chứa protein cung cấp các axit amin cần thiết giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, protein trong thịt gà rất dễ tiêu hóa, giúp cơ thể trẻ nhỏ hấp thụ dễ dàng hơn.

Thịt gà cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B12, B6, niacin, selen và kẽm. Vitamin B12 hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và tạo ra các tế bào máu mới, trong khi vitamin B6 và niacin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và sự phát triển của não bộ. Selen và kẽm cũng rất quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và sự phát triển của cơ thể.

Thêm vào đó, thịt gà cũng chứa chất béo không no, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Trẻ 6 tháng biếng ăn khi ăn cháo từ thịt gà không chỉ giúp bé phát triển một cách toàn diện mà còn có thể ổn định hệ thống miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Cha mẹ cũng nên kết hợp với các loại rau củ để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

5 cách nấu món cháo gà ngon cho trẻ 6 tháng biếng ăn

Dưới đây là những cách nấu món cháo gà cho trẻ mà cha mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Cháo gà khoai lang

chao ga khoai lang

Nguyên liệu

  • Thịt gà
  • Khoai lang
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà sơ chế sạch màng cơ, mỡ rồi rửa cùng nước muối loãng. Sau đó mẹ vớt ra, để ráo rồi luộc chín.
  • Khi gà đã chín, mẹ vớt ra xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Khoai lang mẹ rửa sạch, gọt vỏ. Sau đó đem khoai lang đi hấp, rồi nghiền nhuyễn.
  • Cho cháo loãng vào nồi rồi đun cùng chút nước. Cháo sôi lăn tăn thì mẹ cho thịt gà và khoai lang đã nghiền nhuyễn vào đun cùng với lửa vừa.
  • Đun cháo thêm 5-10 phút là có thể tắt bếp. Đợi cháo nguội bớt mẹ có thể cho bé ăn ngay.

Cháo gà hạt sen

chao ga hat sen

Nguyên liệu

  • Thịt gà
  • Hạt sen
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà mẹ rửa cùng nước muối loãng, luộc chín rồi vớt ra đem xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Hạt sen rửa sạch, bóc vỏ và tách phần tâm sen. Mẹ có thể mang hạt sen đi hấp sau đó nghiền nhuyễn hoặc để nguyên hạt đun cùng cháo đến khi chín mềm.
  • Mẹ cho cháo loãng vào nồi và bắc lên bếp. Đun cháo cùng phần hạt sen và thịt gà đã chuẩn bị trước đó và nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị con.
  • Trong khi đun cháo, mẹ khuấy đều tay để phần cháo, thịt và hạt sen không bị vón cục cũng như không bị khê phần đáy nồi.
  • Khi cháo chín, hạt sen cũng đã nhừ thì mẹ tắt bếp và cho bé thưởng thức ngay khi bớt nguội.

Cháo gà rau dền đỏ

chao ga rau den do

Nguyên liệu

  • Thịt nạc gà
  • Rau dền đỏ
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà mua về rửa sạch rồi băm hoặc xay nhỏ cho vừa ăn với bé
  • Bắc chảo lên bếp, mẹ cho dầu vào và phi hành cho thơm rồi cho thịt đã sơ chế trước đó vào xào tới khi thịt gà săn lại
  • Rau dền mẹ mua về nhặt lấy phần non, rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn
  • Mẹ bắc nồi lên bếp, cho phần cháo loãng đã chuẩn bị trước đó vào cùng chút nước và rau dền đã xay nhuyễn rồi khuấy đều
  • Khi cháo và rau đã sôi lăn tăn, mẹ cho tiếp thịt gà vào và nấu thêm 5-10 phút cho cháo và thịt chín nhừ
  • Mẹ nên cho bé ăn cháo ngay khi còn ấm

>>> Đọc thêm: Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 8 tháng

Cháo gà bông cải xanh

chao ga bong cai xanh

Nguyên liệu

  • Thịt gà
  • Bông cải xanh
  • Tỏi tây
  • Gia vị
  • Cháo loãng

Cách làm

  • Thịt gà mẹ nên mua phần nạc, ít cơ và mỡ. Sau đó mẹ rửa sạch rồi xay nhuyễn hoặc băm nhỏ thành miếng vừa ăn.
  • Bông cải xanh rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Phần tỏi tây mẹ chỉ lấy phần trắng và băm nhỏ theo mức độ ăn thô của bé.
  • Đun nóng dầu trên chảo rồi mẹ cho tỏi tây vào xào tới khi chín rồi thêm cháo loãng và chút nước vào đun trên lửa vừa.
  • Khi cháo đã sôi lăn tăn, mẹ cho phần thịt gà và bông cải xanh vào nấu thêm 5-10 phút. Mẹ có thể nêm nếm thêm gia vị tùy theo khẩu vị của con.
  • Cháo và thịt đã chín mềm, mẹ tắt bếp và cho bé ăn ngay khi cháo đã nguội bớt.

>>> Xem thêm: Trẻ 9 tháng biếng ăn: nguyên nhân và cách khắc phục

Cháo gà bí đỏ

chao ga bi do

Nguyên liệu

  • Cháo loãng
  • Thịt nạc gà
  • Bí đỏ
  • Gia vị

Cách làm

  • Thịt gà rửa sạch rồi mang đi băm nhỏ hoặc xay nhỏ.
  • Bí đỏ mẹ rửa sạch, gọt vỏ và mang đi cắt thành từng miếng mỏng. Tiếp theo mẹ mang bí đỏ đã sơ chế đi hấp rồi tán nhuyễn.
  • Cho cháo vào nồi cùng một chút nước sau đó khuấy tan. Khi cháo đã tan, không bị vón cục thì mẹ cho phần bỉ đỏ và thịt đã sơ chế trước đó vào.
  • Mẹ có thể nêm nếm thêm gia vị sao cho cháo vừa với khẩu vị con. Khi cháo và thịt đã chín mẹ có thể tắt bếp.
  • Mẹ nên cho bé ăn ngay khi cháo nguội bớt.

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://suckhoetreem.org/chao-ga-cho-tre-6-thang-bieng-an-458/feed/ 0
Tác hại khi trẻ 13 tháng biếng ăn và cách khắc phục http://suckhoetreem.org/tre-13-thang-bieng-an-422/ http://suckhoetreem.org/tre-13-thang-bieng-an-422/#respond Sat, 23 Sep 2023 03:48:34 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=422 Trẻ 13 tháng biếng ăn kéo dài sẽ gây nhiều tác hại, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí não. Các bạn cùng tìm hiểu những tác hại mà biếng ăn gây ra là gì và cách khắc phục như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

13 thang bieng an

Nguyên nhân khiến bé 13 tháng tuổi biếng ăn

Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ 3 tháng:

– Chưa quen với thức ăn mới: Trẻ 13 tháng thường sẽ tập ăn cơm nát, thức ăn mềm chứ không còn ăn thức ăn lỏng như trước. Tuy nhiên, nhiều bé có thể không hợp tác với các loại thức ăn mới và cần thời gian để thích nghi với hương vị, cấu trúc mới. Điều này có thể làm cho trẻ trở nên biếng ăn.

– Mọc răng sữa: Mọc răng sữa có thể gây đau và sưng nướu, làm cho trẻ cảm thấy khó chịu khi ăn và từ chối thức ăn.

– Thay đổi sinh lý: 13 tháng tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển, thay đổi nhiều thứ từ thể chất tới trí não. Con lúc này đã thích nói, thích khám phá nhiều thứ nên dễ bị mất tập trung và hứng thú với thức ăn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, xong sau đó bé sẽ lại ăn uống như bình thường.

– Thiếu dinh dưỡng: Nếu trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chế độ ăn uống không cân đối, bé có thể trở nên biếng ăn. Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

– Mắc các bệnh tiêu hóa, hô hấp: Trẻ mắc các bệnh như rối loạn tiêu hoá, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản có thể gây đau, khó thở, từ đó làm cho trẻ không muốn ăn.

– Mắc các thói quen xấu khi ăn: Thói quen xấu như cho trẻ ăn trong khi xem TV, sử dụng điện thoại, bế đi rong… sẽ làm cho trẻ không tập trung vào việc ăn và không cảm nhận được cảm giác no.

Những tác hại mà biếng ăn gây ra

Biếng ăn kéo dài có thể gây nên những tác hại khôn lường với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Cụ thể như:

Suy dinh dưỡng

tre-suy-dinh-duong

Trẻ biếng ăn khiến cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động và phát triển. Điều này khiến bé có thể gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, yếu ớt, suy giảm miễn dịch… đồng thời cũng làm giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm và mãn tính.

Chậm phát triển trí não

Biếng ăn có thể khiến não bộ của trẻ không được phát triển đầy đủ và toàn diện. Bởi trí não cần nhiều chất dinh dưỡng để hình thành và hoạt động, như đạm, chất béo, glucose, vitamin và khoáng chất. Khi biếng ăn, trẻ sẽ thiếu hụt những chất này, dẫn đến suy giảm các chức năng của não bộ, như nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, học tập và ghi nhớ.

Đề kháng kém

Hệ miễn dịch của trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng để sản sinh và duy trì các tế bào miễn dịch như protein, vitamin A, C, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, đồng… Khi biếng ăn, trẻ sẽ không có đủ các chất này, dẫn đến giảm số lượng và hoạt động của các tế bào miễn dịch. Như vậy trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khó hồi phục hơn.

☛ Đọc thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho bé 1-2 tuổi hiệu quả

Chỉ số cảm xúc EQ giảm

eq

Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa dinh dưỡng và EQ của trẻ. Một số chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hormone và nội tiết tố liên quan đến cảm xúc và hành vi của trẻ, như serotonin, dopamine và cortisol. Khi biếng ăn, trẻ sẽ thiếu hụt những chất này, dẫn đến rối loạn cảm xúc và giao tiếp xã hội.

Rối loạn tăng trưởng

Tăng trưởng là quá trình phát triển về thể chất của trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Tăng trưởng cần nhiều chất dinh dưỡng để kích thích các tế bào phân chia và tăng trưởng, như protein, canxi, vitamin D và hormone tăng trưởng. Biếng ăn sẽ làm trẻ không có đủ các dưỡng chất này khiến bé chậm tăng cân, còi xương, rối loạn tăng trưởng.

Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ 13 tháng

Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 13 tháng tuổi, các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

Tạo không khí vui vẻ khi ăn

co-vu-be-an

Đây là một trong những cách hiệu quả để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ nên tạo ra một bầu không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện khi cho trẻ ăn. Không nên bắt ép, quát mắng, dọa nạt hay đánh trẻ khi trẻ không muốn ăn. Nên khen ngợi, cổ vũ và động viên trẻ khi trẻ ăn tốt. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên là tấm gương cho con trong việc ăn uống, hạn chế sử dụng điện thoại hay làm việc khác trong lúc ăn.

Chia nhỏ bữa ăn

Trẻ 13 tháng tuổi có dạ dày nhỏ do đó không nên cho trẻ ăn quá no trong một bữa, mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa ăn chính của trẻ chỉ nên kéo dài từ 15 đến 20 phút, còn lại có thể bổ sung các bữa phụ như sữa, hoa quả, bánh quy… để cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Xay nhỏ thức ăn

Trẻ 13 tháng tuổi đang trong giai đoạn chuyển từ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc và cứng hơn. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa có đủ răng để nhai và tiêu hóa thức ăn. Do đó, cha mẹ nên xay nhỏ hoặc băm nhỏ thức ăn cho trẻ để tránh nguy cơ bị hóc, nghẹn hay khó tiêu. Ngoài ra, xay nhỏ thức ăn cũng giúp trẻ dễ nuốt và hấp thu hơn.

Đa dạng thực đơn

thuc-don-da-dang

Bé 13 tháng tuổi đã có khả năng nhận biết và phản hồi với các loại thức ăn khác nhau. Cha mẹ nên lên thực đơn hàng ngày khoa học, đa dạng và hấp dẫn cho trẻ. Nên kết hợp các loại thực phẩm từ các nhóm: tinh bột, protein động vật và thực vật, rau xanh và hoa quả. Ngoài ra, cũng nên biến tấu các món ăn theo sở thích của trẻ, tạo hình dáng và màu sắc bắt mắt cho thức ăn.

☛ Đọc thêm: Món ngon cho trẻ biếng ăn

Đưa trẻ đi khám

Nếu trẻ biếng ăn kéo dài hoặc có biểu hiện bất thường khác như sút cân, suy giảm miễn dịch, chậm phát triển… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra xem có phải do bệnh lý hay không. Có thể trẻ biếng ăn do mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ miễn dịch, răng miệng… Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ sẽ ăn ngon miệng trở lại.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục biếng ăn ở trẻ 13 tháng tuổi mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng mọi người đã có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc con yêu của mình. Nếu còn gì thắc mắc, các bạn hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất.

]]>
http://suckhoetreem.org/tre-13-thang-bieng-an-422/feed/ 0
Cách nấu cháo ăn dặm ngon cho trẻ 6-12 tháng tuổi http://suckhoetreem.org/cach-nau-chao-an-dam-ngon-239/ http://suckhoetreem.org/cach-nau-chao-an-dam-ngon-239/#comments Sun, 18 Jun 2023 07:31:11 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=239 Khi con được 6 tháng tuổi, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bước sang một giai đoạn mới là ăn dặm. Đây cũng là một trong những thử thách lớn với mẹ khi phải nấu những món ăn đáp ứng đủ dinh dưỡng lại vừa thơm ngon bổ dưỡng cho bé. Vậy cách nấu cháo ăn dặm ngon như thế nào?

cach-nau-chao-an-dam-ngon

Nhóm dinh dưỡng thiết yếu đối với bé yêu

  • Nhóm chất đạm: Đặc biệt quan trọng, cần thiết cho quá trình hoàn thiện cơ thể từ tế bào, cơ, xương, răng, dịch tiêu hóa, hormone. Trẻ dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày cần 2-3 gram/kg cân nặng/ngày. Các loại thực phẩm chứa đạm cao như tôm, cua, thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành,…
  • Chất bột đường: Cung cấp hơn 60% năng lượng trong mỗi khẩu phần ăn. Nhu cầu của trẻ từ 4 tháng tuổi là từ 10-15 gram/kg cân nặng/ngày. Ngô, khoai, gạo, đường là những thực phẩm giàu tinh bột.
  • Chất béo: Có nhiều trong dầu, mỡ, bơ,… hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thụ vitamin A D E K giúp phát triển tế bào thần kinh. Trẻ dưới 1 tháng tuổi cần 1,5-2,3 gram/kg cân nặng/ ngày.
  • Vitamin và khoáng chất: Mẹ có thể cho bé ăn dặm từ rau củ quả, hạt ngũ cốc, gan… để bổ sung nhóm chất này. Các loại vitamin A B1 B2 B12 C E, canxi, sắt, kẽm, đồng, manga, photpho cùng các loại men giúp bé phát triển chiều cao cân nặng cùng trí tuệ, hoàn thện hệ miễn dịch và tiêu hóa.

☛ Đọc thêm: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ 6 tháng tuổi

Đặc biệt, trẻ ở giai đoạn này rất dễ gặp phải tình trạng biếng ăn, do đó các mẹ phải chú ý đến vấn đề này. Bữa ăn không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn phải đẹp mắt, ngon miệng, thay đổi liên tục để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Việc biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.

Ngoài ra mẹ nên cho bé uống đủ nước. Mỗi ngày, trẻ từ 0-12 tháng tuổi cần lượng nước 120-150 ml/kg cân nặng. Vào những ngày hè nóng nực, trẻ cần cấp nước nhiều hơn bình thường 2-3 lần.

cach-nau-chao-an-dam-ngon-1

Mẹ nhớ cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày nhé

☛ Đọc thêm: Trẻ 9 tháng biếng ăn và những điều mẹ cần biết

Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

  • Với những phần thức ăn được xay nhuyễn chưa nấu hết hoặc để dùng lần sau, mẹ có thể cho vào hộp, bọc ngoài nilon. Thời gian bảo quản có thể lên tới 30 ngày.
  • Còn thức ăn dùng trong ngày mẹ có thể cho vào hộp nhựa hoặc thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát được khoảng 2 ngày.
  • Trước khi cho con ăn, mẹ nên hâm ấm và kiểm tra lại nhiệt độ vừa miệng trẻ. Đồ ăn còn thừa sau bữa nên bỏ đi không nên dùng tiếp vì vi khuẩn có thể xâm nhập gây mầm bệnh cho trẻ.
  • Thời gian đầu của hành trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn với số lượng ít, xay nhuyễn mịn như kiểu rau củ quả nghiền. Sau này khi hệ tiêu hóa của bé đã cứng cáp hơn, và bé cũng đã quen ăn nhiều loại mùi vì hơn thì mẹ có thể cho bé ăn thêm thịt, cá, hải sản, các loại hạt. Bé sẽ vừa được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, vừa cứng cáp khỏe mạnh hơn.

Cách nấu cháo ăn dặm ngon an toàn như nào?

  • Để cháo thơm ngọt và giữ được dưỡng chất, mẹ không nên nấu cháo với nước ấm nóng.
  • Khi rã đông không nên dùng lò vi sóng mà nên để ngăn mát, ngâm nước lạnh.
  • Với những củ quả nhiều nước mẹ nên nấu trong ngày và hạn chế để tủ lạnh thời gian dài. Vì để lâu thực phẩm sẽ mất tươi ngon.
  • Không nên hâm đồ ăn nhiều lần cho trẻ ăn lại. Ở nhiệt độ thường, cháo sẽ bị thiu sau 2 tiếng, dù bảo quản trong ngăn mát thì vi sinh vật gây thiu vẫn tồn tại ở dạng bào tử chỉ có thể bị tiêu diệt khi đun sôi. Tuy nhiên việc đun lại nhiều lần có thể làm mất hết các dưỡng chất có trong thức ăn, mùi vị cũng khó ăn hơn.

Một số cách nấu cháo ăn dặm ngon cho trẻ 6-9 tháng tuổi

Bột gạo tươi

Món ăn giàu năng lượng giúp tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy tiêu hóa hấp thu lipid, protein cho trẻ.

Cách làm:

  • Ngâm 15 gram gạo non trong nước ấm khoảng 2 tiếng. Sau đó xay nhuyễn cùng 3 thìa nước.
  • Cho gạo vào nồi, thêm 8 thia nước nữa. Đun lửa nhỏ và khuấy đều đến khi bột sổi, để lửa thêm phút nữa là được.

Cháo kê

Bổ sung vitamin B và khoáng chất carotene có lợi cho mắt, giúp da trẻ thêm trắng hồng.

cach-nau-chao-an-dam-ngon-2

Nấu cháo kê cho trẻ ăn dặm

Cách làm:

  • Ngâm kê trong nước ấm tỉ lên 1:10 trong 30 phút.
  • Vớt kê cho vào nồi, đổ nước đun trong 40 phút đến khi nhuyễn mịn. Mẹ chú ý là nên thêm nước từ từ để cháo đạt độ nhuyễn vừa miệng, tránh quá loãng hoặc quá đặc.
  • Khi trẻ được 7 tháng tuổi bắt đầu nhú răng mẹ có thể cho bé tập ăn thêm thịt nát, rau củ luộc. Cháo hoặc bột có thể nấu đặc hơn.

Súp gà nấm rau bắp cải

Món chao ăn dặm này không chỉ thơm ngon hấp dẫn với trẻ mà còn là nguồn cung cấp protein tuyệt vời nữa.

Cách làm:

  • Thịt gà rửa sạch, luộc bỏ nước đầu, tiếp đó xé nhỏ thịt gà.
  • Rau bắp cải nấm làm sạch đem thái sợi.
  • Gạo vo sơ với nước ấm, cho tất cả vào nồi áp suất hầm đến khi cháo mềm vừa là được.

Cháo ruốc tôm tương Nhật

Cháo này giúp phát triển cơ xương, kích thích răng mọc nhanh. Mẹ có thể tự làm ruốc tôm để đảm bảo an toàn vệ sinh.

cach-nau-chao-an-dam-ngon-3

Cháo ruốc tôm thơm ngon hấp dẫn cho trẻ

Cách làm:

Chuẩn bị 1kg tôm sú, sơ chế bóc vỏ và chân đi, rút chỉ đen ở sóng lưng, rửa sạch sẽ. Sau đó rang với hỗn hợp gia vị gồm  ½ thìa đường, 1 thìa cafe dầu ăn và nước tương nhật. Khi chín, tôm đem giã ra và rang khô đến khi ngả màu vàng đẹp và có mùi thơm. Nấu cháo nhừ thêm ruốc tôm và cho trẻ ăn.

☛ Xem thêm: Cách nấu cháo cua siêu ngon cho bé

Trên đây là một số lưu ý về cách nấu cháo ăn dặm ngon cho trẻ cùng công thức cụ thể. Chúc các mẹ có thể nấu thật nhiều món ăn dặm hợp khẩu vị bé để con ăn thật ngon nhé.

Ngoài ra, muốn tìm hiểu thêm các thông tin về cách chăm sóc bé, các mẹ có thể truy cập website Norikidplus.vn để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích thú vị nhé.

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-nau-chao-an-dam-ngon-239/feed/ 223
Cách nấu cháo cua siêu ngon siêu bổ cho bé http://suckhoetreem.org/cach-nau-chao-cua-sieu-ngon-sieu-bo-cho-be-264/ http://suckhoetreem.org/cach-nau-chao-cua-sieu-ngon-sieu-bo-cho-be-264/#comments Wed, 11 Jan 2023 03:26:50 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=264 Cua được xem là một loại động vật giàu dinh dưỡng, thơm ngon dành cho trẻ. Bí đỏ là một là củ quả ngọt thanh, giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Kết hợp 2 nguyên liệu này lại sẽ có món cháo cua bí đỏ vừa ngon vừa bổ dưỡng cho bé. Mẹ có thể làm món ăn tuyệt vời này cho con theo công thức cụ thể dưới đây.

nau chao cua

Một số lưu ý khi nấu cháo cua cho bé

Các hải sản như cua thường không được sạch do thân tiếp xúc sát đất và quá trình bảo quản vận chuyển chưa đảm bảo. Vì vậy trước khi chế biến cho bé, mẹ cần vệ sinh làm sạch cua. Cách làm như sau:

  • Đầu tiên ngâm cua trong nước muối loãng pha 1 ít ớt để của nhả bớt bùn cát.
  • Dùng 1 chiếc bàn chải sạch chà qua của dưới vòi nước xả.
  • Loại bỏ phần vỏ bên ngoài và yếm, chỉ giữ phần chứa thịt cua cho bé.
  • Quan trọng nhất trong quá trình lọc vỏ, mẹ nhớ cẩn thận hết sức để tránh các mảnh cứng lẫn trong thịt khiến bé có thể bị hóc khi ăn nhé.
  • Hấp của là cách chế biến giữ được dưỡng chất tốt nhất, nếu dùng để nấu nhiều lần mẹ có thể chia nhỏ thành các phần vừa phải rồi cho vào hộp trữ đông để con ăn dần.

con-cua

Ngoài việc chế biến cháo cua, mẹ cũng cần lưu ý cho bé ăn dặm hợp lý. Cho bé ăn với lượng vừa phải, không nên ép bé ăn cháo cua quá nhiều hoặc ăn triền miên trong nhiều ngày. Điều này khiến bé có tâm lý sợ ăn, lâu dần có thể dẫn tới biếng ăn.

☛ Đọc thêm: Biếng ăn ở trẻ 15 tháng tuổi mẹ cần làm gì?

Chú ý khi dùng bí đỏ nấu cháo ăn dặm

Bí đỏ cùng cà rốt đều là những thực phẩm rất giàu vitamin A, có lợi cho mắt và sự phát triển trí tuệ của bé. Tuy nhiên nếu cho bé ăn quá nhiều có thể khiến bé bị dư vitamin A dẫn đến vàng mắt vàng da, hoặc một số bệnh lý sức khỏe khác.

bi-do

☛ Đọc thêm: Hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi

Hướng dẫn cách nấu cháo cua với bí đỏ cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 1 chén cháo hoặc bột cháo ăn sẵn cho bé (mẹ có thể điều chỉnh tùy theo khả năng ăn của bé)
  • 20 gram thịt cua làm sạch
  • 20 gram bí đỏ
  • 1 thìa canh nước mắm ngon
  • 1 thìa canh dầu ăn cho bé
  • Hành, lá

Cách nấu cháo cua bí đỏ

Bước 1: Lọc thịt của, hấp chín tán hoặc xay nhuyễn. Cho dầu ăn vào phi thêm hành cho thơm rồi đảo qua cùng thịt cua.

Bước 2: Bí đỏ gọt vỏ bằm nhuyễn.

Bước 3: Cho chén cháo hoặc bột cháo ở trên, thêm nước vào đun nhừ cùng bí đỏ.

Bước 4: Khi bí đã mềm nhuyễn, cho phần cua sơ chế ở trên vào nồi cháo. Quấy đều tay một lúc rồi tắt bếp.

chao-bi-do

Mẹ có thể rắc thềm hành, lá để tập cho con ăn nhiều hương vị mới hơn. Đợi cháo nguội là có thể cho bé ăn. Giờ thì bé đã có thể thưởng thức một món ăn ngon và giàu dinh dưỡng rồi. Chúc mẹ áp dụng cách nấu cháo cua bí đỏ cho bé thành công nhé.

Nguồn tham khảo: Norikidplus.vn

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-nau-chao-cua-sieu-ngon-sieu-bo-cho-be-264/feed/ 242
Chia sẻ 2 cách nấu bột ăn dặm ngọt ngon mà bé thích mê http://suckhoetreem.org/cach-nau-bot-an-dam-ngot-256/ http://suckhoetreem.org/cach-nau-bot-an-dam-ngot-256/#comments Thu, 07 Jun 2018 04:04:43 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=256 Để bé phát triển toàn diện thể chất và tinh thần thì một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều cần thiết. Cho con tập ăn bằng cách nấu bột ăn dặm ngọt là một cách giúp bé yêu làm quen dần với thức ăn từ những vị yêu thích mà vẫn cung cấp đủ các thành phần cần thiết cho cơ thể trẻ như protein, chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất. Hôm nãy sức khỏe trẻ em sẽ chia sẻ cùng các mẹ 2 công thức chuẩn nấu bột ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng giúp bé ăn nhanh khỏe mạnh.

cach-nau-bot-an-dam-ngot-2

Cách nấu bột ăn dặm ngọt như nào?

Bột ăn dặm kì thực được làm chủ yếu từ các rau củ quả hầm nhừ hoặc xay nhuyễn cùng bột gạo đặc vừa phải. Phần lớn các công thức đều đơn giản và không tốn nhiều thời gian để làm. Một số lưu ý để nấu bột ăn dặm ngọt ngon hơn như sau:

  • Đối với rau củ mẹ nên nấu trước rồi mới xay nhuyễn và trộn với phần bột gạo.
  • Khi nấu bột gạo mẹ nên khuấy bột lúc nước còn lạnh để tránh tình trạng bột bị vón. Sau đó đợi bột sôi rồi cho thềm phần rau củ quả đã được xay nhuyền vào quấy đều.
  • Ban đầu mẹ không nên cho thêm gia vị vào đồ ăn của con mà hãy để bé tập làm quen với hương vị tự nhiên của rau củ. Sau này khi hệ tiêu hóa của bé đã tốt hơn mẹ có thể thêm các loại gia vị tự nhiên tốt cho sức khỏe của bé.

Dưới đây là 2 công thức làm bột ăn dặm ngọt giúp bé yêu ăn ngon mà mẹ có thể thử.

Cách nấu bột ăn dặm ngọt từ đu đủ và lê

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 4 thìa bột ăn dặm.
  • 2 thìa đu đủ xay nhuyễn.
  • 2 thìa lê xay nhuyễn
  • Một thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức

cach-nau-bot-an-dam-ngot-1

Cách nấu

  • Đu đủ chín đem gọt vỏ bỏ hạt, tráng sạch bằng nước sôi để nguội
  • Cắt đu đủ thành các miếng nhỏ, thêm 1 thìa sữa đã chuẩn bị ở trên rồi đem xay nhuyễn hỗn hợp
  • Lê đem hấp hoặc đun đến khi chín mềm (đổ nước xâm ấp mặt). Tiếp đó cho vào máy xay nghiền nhuyễn.
  • Trộn chung hỗn hợp đu đủ, lê đã nhuyễn mìn rồi cho bé ăn.

Công thức nấu bột ăn dặm ngọt với bí đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20gr bột gạo.
  • 30gr bí đỏ
  • Một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • 15ml dầu oliu

cach-nau-bot-an-dam-ngot

Cách nấu:

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ. Mẹ có thể hấp cách thủy hoặc luộc đều được, bí đỏ chín đem bỏ vào máy xay nhuyễn ra.
  • Lấy 1 chiếc nồi nhỏ thêm nước vào rồi hòa tan bột gạo. Bắc nồi lên bếp và khuấy đều tay để bột đun sánh mịn. Cho thêm bí đỏ xay nhuyễn vào quấy đều tay.
  • Khi bột chín tới mẹ có thể cho thêm một ít dầu oliu vào, tắt bếp cho 1 thìa sữa vào để món ăn thêm bổ dưỡng còn trẻ thì cảm nhận được vị quen thuộc thơm ngon.

Trên đây là 2 cách nấu bột ăn dặm ngọt cho trẻ cùng một số lưu ý khi nấu bột cho con. Hi vọng những công thức này sẽ giúp sổ tay nấu ăn của mẹ thêm những món ngon bổ dưỡng để nấu cho bé yêu của mình.

Xem thêm:

]]>
http://suckhoetreem.org/cach-nau-bot-an-dam-ngot-256/feed/ 103
Món ngon cho trẻ biếng ăn http://suckhoetreem.org/mon-ngon-cho-tre-bieng-an-227/ http://suckhoetreem.org/mon-ngon-cho-tre-bieng-an-227/#comments Thu, 17 May 2018 04:27:37 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=227 Thời gian con biếng ăn là những tháng ngày khủng hoảng tinh thần của mẹ. Hiểu được nỗi lòng của mẹ, sức khỏe trẻ em xin chia sẻ một số công thức món ngon cho trẻ biếng ăn. Các món ăn này không chỉ đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ mà còn kích thích vị giác giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

mon-ngon-cho-tre-bieng-an-3

Canh đậu phụ trứng cà chưa – Món ngon cho trẻ biếng ăn

Một số món ngon cho trẻ biếng ăn

Canh đậu phụ trứng cà chua

Nguyên liệu

  • Đậu phụ (đậu hũ trắng): 30 gram
  • 1 quả trứng gà
  • 1 trái cà chua chín
  • Hành, ngò, nước mắm, gia vị.

Chế biến

  • Đậu hũ xắt miếng vuông.
  • Cà chua rửa sạch bỏ hột thái miếng.
  • Đánh trứng đều.
  • Xào qua cà chua rồi cho thêm hơn 1 bát tô nước canh. Nâu sôi thả đạu phụ vào nêm nếm vừa miệng.
  • Cuối cùng cho trứng vào khuấy nhẹ đều tay theo vòng tròn, thêm chút hành ngò là được.
  • Làm sạch hành ngò, cắt nhỏ.

Cháo hàu hạt sen

mon-ngon-cho-tre-bieng-an-4

Cháo hàu hạt sen giúp trẻ ăn ngon miệng

Nguyên liệu

  • 1 nắm gạo
  • 2 con hàu
  • Hạt sen 30 gram
  • Cà rốt 30 gram
  • Nấm rơm 30 gram
  • Hành ngò, gia vị.

Chế biến

  • Gạo vò sạch rồi thêm nước nấu cháo.
  • Hàu làm sạch tách lấy thịt, cắt thành miếng nhỏ.
  • Phi hành khô cho thơm rồi cho hàu vào xào qua.
  • Nấm rơm rửa qua ngâm nước muối loãng, bỏ chân rồi xắt lát mỏng.
  • Cà rốt thái hạt lựu.
  • Hành ngò rửa sạch cắt nhỏ.
  • Nấu cháo nhừ thêm hạt sen cùng cà rốt. Đun đến khi mềm rồi trút hàu vào, thêm gia vị cho vừa miệng.

Tôm sốt chua ngọt

mon-ngon-cho-tre-bieng-an-5

Tôm sốt chua ngọt kích thích trẻ thèm ăn

Nguyên liệu

  • Tôm tươi loại lớn 100 gram
  • Cà chua 2 quả vừa
  • Hành tây 1 củ nhỏ
  • Bột bắp 1 muỗng
  • Hành lá, tỏi, gia vị.

Chế biến

  • Tôm lột sạch vỏ làm sạch chỉ đen ở lưng, ướp với 1 ít muối.
  • Cà chua rửa sạch bỏ hạt, băm nhuyễn.
  • Hành tây lột vỏ, xắt hạt lựu hoặc thái miếng nhỏ.
  • Tỏi băm nhuyễn.
  • Hành lá rửa sạch, băm nhỏ.
  • Phi tỏi thơm cho cà chua vào xào qua, rồi cho hành tây cùng một chút nước. Nêm gia vị vừa miệng.
  • Cho tôm vào để rửa nhỏ khoảng 5 phút sau đó thêm bột bắp vào để món ăn sánh hơn. Rắc hành lên trên.

Cháo tim heo cho trẻ biếng ăn

mon-ngon-cho-tre-bieng-an-6

Cháo tim heo thơm ngon cho trẻ

Nguyên liệu

  • Tim heo 100 gram
  • Gạo nếp 50 gram
  • Gia vị

Chế biến

  • Tim heo đem rửa sạch, thái nhỏ, ướp sơ nước mắm, hành cho thơm rồi xào chín.
  • Cho gạo nếp vào nấu thành cháo nhừ.
  • Khi cháo gần chín cho tim heo vào khuấy đều, đợi cháo sôi lên là có thể múc ra ăn.

Một vài lưu ý nhỏ để bé ăn ngon miệng hơn

  • Sẽ có lúc trẻ ăn nhiều khi lại ăn ít, mẹ không nên ép con. Nếu bé không thích món đó ăn ít hoặc không ăn mẹ không nên cho bé bú sữa bù mà nên đợi đến bữa tiếp theo.
  • Nếu có thời gian mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày, từng bữa để đổi khẩu vị cho con.
  • Việc mua bát tô, thìa muỗng nhiều màu sắc đáng yêu muôn hình muôn vẻ có thể giúp bé thích thú với việc ăn hơn.
  • Quan trọng nhất là mẹ cần nắm bắt được khẩu phần ăn của bé tuân thủ các nguyên tắc dinh dường nào để bổ sung thực phẩm phù hợp.

Thời kì ăn dặm, mẹ nên hạn chế tối thiểu việc thêm đường muối vào đồ ăn của bé. Mẹ có thể dùng mật ong để thay đương đường hoặc sirup chà là, con sẽ ăn ngon hơn mà vẫn đảm bảo chất. Tin rằng mỗi món ăn ngon dành thêm tình yêu thương của mẹ, con sẽ hết biếng ăn, ăn uống ngon miệng hơn và phát triển khỏe mạnh.

]]>
http://suckhoetreem.org/mon-ngon-cho-tre-bieng-an-227/feed/ 121
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? http://suckhoetreem.org/luong-sua-cho-tre-so-sinh-222/ http://suckhoetreem.org/luong-sua-cho-tre-so-sinh-222/#comments Fri, 11 May 2018 02:57:27 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=222 Khi con vừa mới chào đời hệ tiêu hóa còn rất non nớt nếu mẹ cho bú sữa quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Thế nhưng bé cũng cần cung cấp đủ sữa để đủ dưỡng chất phát triển thể chất. Vậy lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? Làm thế nào để biết được con đã bú đủ no?

luong-sua-cho-tre-so-sinh

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?

Lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần như nào?

Phụ thuộc vào sức khỏe, cơ địa mà mỗi bé sẽ cần lượng sữa cụ thể. Thông thường trẻ sơ sinh bú mỗi ngày từ 8-12 lần. Lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời vào khoảng trung bình 750ml mỗi ngày. Các mẹ có thể quan sát xem bình thường con có thói quen bú bao nhiêu lần từ đó điều chỉnh lượng sữa cho phù hợp cho trẻ. Ví dụ nếu bé nhà bạn thường bú khoảng 9 lần thì lượng sữa mỗi lần cho bé ăn vào khoảng 83,33 ml.

Với những trẻ dùng sữa công thức sẽ có lưu lượng cụ thể trên hướng dẫn dùng sữa. Cách tính phổ biến nhất là dựa trên số kg cân nặng hiện tại của trẻ nhân với 150 – 200 ml/kg. Ví dụ bé nhà bạn được 3 kg thì mỗi ngày bé cần khoảng 450 ml sữa.

Ban đầu trẻ sẽ bú ít sữa do hệ tiêu hóa vẫn còn nhỏ và chưa phát triển hoàn thiện. Về sau này thì lượng sữa sẽ tăng lên theo thời gian và sự phát triển của trẻ.

Sữa mẹ – Sữa công thức: Sự chênh lệch lượng sữa do đâu?

Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức cần lượng lớn hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do:

  • Mức độ nhất quán dòng chảy khi bú sữa: Trong 3-4 tháng đầu đời sau khi nuốt trẻ sẽ hình thành phản xạ bẩm sinh tự động kích hoạt bú sữa. Khi bú sữa công thức, sữa công thức trong bình sẽ chảy ra đều hơn là trẻ tự hút lấy từ sữa mẹ nên trẻ thường bú được nhiều hơn. Điều này cũng làm trẻ có xu hướng tiêu thụ sữa trong bình nhiều hơn bú ti mẹ (sữa mẹ có thể chảy không nhất quán lúc nhiều ít, có thể tắc).
  • Khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa: Với sữa mẹ trẻ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn là sữa dinh dưỡng. Do đó bé uống sữa bột cần một lượng lớn hơn so với bú sữa mẹ.
  • Chủ động kiểm soát lượng sữa cho trẻ: Khi dùng sữa công thức mẹ sẽ có thể kiểm soát được lượng sữa mà bé uống mỗi ngày, tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ uống nhiều dẫn đến bị nôn trớ.

Cách nhận biết con đã bú no

Với những bé bú sữa mẹ thì điều này thường khó quan sát hơn, nhưng mẹ vẫn có thể biết được nếu để ý một số dấu hiệu sau:

  • Sau khi bú xong bầu ngực mẹ trở nên mềm hơn.
  • Bé đi ngoài phân màu vàng mềm.
  • Nước tiểu của bé không màu hoặc màu vàng nhạt không có mùi.
  • Tâm trạng con vui vẻ hài lòng sau khi bú.
  • Trẻ tăng cân đều khỏe mạnh.
  • Dấu hiệu nào cho thấy con đang muốn bú sữa.
  • Bé ngọ ngoạy quay đầu và mở miệng về phía bạn.
  • Làm một số động tác mút chọp chẹp và mở miệng về phía ngực của bạn.
  • Mẹ có thể chạm nhẹ tay vào khóe miệng bé để thử nếu đòi ăn con sẽ quay đầu và mở miệng.

Ngoài ra mẹ đừng quá lo lắng nếu như con mình bú thời gian ngắn hơn so với các bé khác. Thời gian bú của trẻ phụ thuộc vào cấu tạo bầu sữa mẹ nên có thể ngắn dài khác nhau, đôi khi chỉ vài phút bú là trẻ đã có thể nhận đủ dinh dưỡng rồi. Miễn sao là mẹ cho bé bú đúng cách và không bỏ qua cữ nào cả.

]]>
http://suckhoetreem.org/luong-sua-cho-tre-so-sinh-222/feed/ 178
Nên cho trẻ ăn gì để bổ sung canxi ngoài sữa? http://suckhoetreem.org/an-gi-de-bo-sung-canxi-167/ http://suckhoetreem.org/an-gi-de-bo-sung-canxi-167/#comments Tue, 10 Apr 2018 09:33:48 +0000 http://suckhoetreem.org/?p=167 Canxi là chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ đặc biệt là tăng chiều cao. Thông thường nhiều mẹ nghĩ chỉ cần cho con uống nhiều sữa hoặc uống thuốc canxi là được. Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe bổ sung canxi từ thực phẩm mới là cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Vậy nên cho trẻ ăn gì để bổ sung canxi ngoài sữa? Trẻ cần lượng canxi như nào? Nhóm thực phẩm nào chứa nhiều canxi nhất?

an-gi-de-bo-sung-canxi

Con không thích uống sữa thì nên ăn gì để bổ sung canxi?

Xác định lượng canxi cần thiết cho trẻ

Mỗi một độ tuổi lại cần một hàm lượng canxi khác nhau, dưới đây là thống kê lượng canxi đủ cho các lứa tuổi theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO:

  • Trẻ em từ 0-1 tuổi cần từ 400mg-600mg/ngày
  • Trẻ em 1-10 tuổi mỗi ngày cần khoảng 800mg/ngày
  • Độ tuổi từ 11-24 cần khoảng 1200mg canxi mỗi ngày.
  • Người lớn 24-50 tuổi lượng canxi phù hợp từ 800-1000mg/ngày
  • Đối với phụ nữ có thai/ người cao tuổi cần 1200mg-1500mg/ngày

Đây là số liệu mang tính tương đối, mẹ có thể nhờ bác sĩ dinh dưỡng tư vấn thêm để xác định tình trạng thể chất của trẻ để đưa ra hàm lượng canxi chuẩn nhất cho con mình.

Nhóm rau xanh giàu canxi

Rau xanh không chỉ bổ sung vitamin rất tốt mà còn là nguồn canxi dồi dào cho cơ thể. Nổi bật nhất là các loại rau sau:

Bông cải xanh

Ngoài canxi, bông cải xanh còn chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch cùng khoảng 3g protein, vitamin A. Theo nghiên cứu, đưa bông cải xanh vào thực đơn hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng và ung thư bàng quang.

an-gi-de-bo-sung-canxi-4

Bông cải xanh là siêu thực phẩm cung cấp canxi

Loại rau này được mệnh danh là siêu thực phẩm bởi chúng chứa tới 101 mg canxi khoảng 30 calo mỗi bát, cung cấp đầy đủ lượng vitamin A, vitamin C cho cơ thể. Vitamin K trong cải xoăn là chất cần để làm đông máu mỗi khi có vết thương.

Cải thìa

Cài thìa là nguồn dồi dào vitamin A, vitamin C và kali. Chúng mọc quanh năm và rất dễ chế biến.

Ngoài ra còn có các loại rau khác như rau cải ngọt, rau dền, cải bó xôi,… đều à những nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Khi ăn rau nên nấu hoặc luộc để đảm bảo dưỡng chất trong rau được giữ nguyên.

Nhóm cá

Nếu lấy cùng đơn vị trọng lượng để so sánh thì các loại cá cũng là nguồn canxi không kém gì sữa điển hình là cá chạch. Cách ăn bổ sung canxi tốt nhất chính là nấu chạch cùng đậu phụ.

Trong 100 g cá mòi có chứa tới 350 mg canxi, ngoài ra cá mòi còn cung cấp cho cơ thể vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi của cơ thể. Cá mòi

Hàm lượng canxi trong 100 gam cá hồi khoảng 230mg. Ăn cá hồi tươi hấp là tốt nhất, còn không bạn có thể sử dụng cá hồi đóng hộp, chúng đáp ứng được 44% nhu cầu canxi cần thiết mỗi ngày cho bạn.

Nhóm gia vị: Hạt vừng(mè)

Vừng đem rang chín giã nhỏ ăn cùng cơm được trẻ rất thích. Món ăn này không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn mà còn bổ sung lượng canxi cho cơ thể lên đến khoảng 200mg (trong 1 muỗng vừng 25g). Ngoài ra vừng có thể làm nước sốt hoặc làm gia vị trong các món xào, trộn nộm bánh.

Nhóm họ đậu

Nổi nhất là đậu nành – nguyên liệu tạo ra đậu phụ, sữa đậu nành thơm ngon. Canxi trong miếng đậu cao gấp 7 lần so với nước đậu. Bạn có thể làm món đậu phụ nhồi thịt, hoặc dùng đậu phụ xào nấu với các loại rau để tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Trong đậu nành cũng có lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ tiêu hóa.

an-gi-de-bo-sung-canxi-1

Các thực phẩm top đầu bổ sung canxi cho trẻ

Đậu bắp cũng là một loại thực phẩm nên ăn để bổ sung canxi. Nó cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin B6, vitamin A, magie,… Ngoài ra đậu gà, đậu cove,… cũng là những thực phẩm giàu dinh dưỡng bổ sung canxi rất tốt.

Nhóm các loại hạt

Hạnh nhân là một trong những loại hạt được xem là tốt nhất cho sức khỏe bởi lượng lớn canxi có trong chúng mà còn nhờ hàm lượng lớn protein, vitamin E cùng kali. Tuy nhiên vì hàm lượng dinh dưỡng trong hạt rất cao nên bạn nên ăn tối đa 1 nắm là vừa đủ rồi nhé.

Hoa quả

Đừng nghĩ là hoa quả chỉ cung cấp mỗi vitamin thôi nhé, chúng còn rất dồi dào canxi và chất chống oxy hóa điển hình nhất là các loại họ nhà cam.

Hay như quả sung – loại quả dân dã ít được để ý này lại là nguồn tuyệt vời của canxi, chất xơ và kali. Người ta thường chế biến sung rồi cho mẹ ăn để tăng lượng sữa cho bé.  Sung còn chứa chất magie – một loại chất giúp cơ thể duy trì chức năng tim hoạt động ổn định, và có chất chống oxy hóa lành mạnh.

Với những loại thực phẩm giàu canxi trên, chắc hẳn mẹ đã không còn phải lo lắng vấn đề ăn gì để bổ sung canxi cho trẻ nữa đúng không nào? Mẹ nên làm theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng đó là cho trẻ uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày, phối hợp cùng việc đưa các thực phẩm cung cấp nhiều canxi vào thực đơn một cách khoa học để con yêu tăng chiều cao nhanh chóng và khỏe mạnh nhé.

]]>
http://suckhoetreem.org/an-gi-de-bo-sung-canxi-167/feed/ 148