Bệnh viêm họng ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa đi viện?

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt, bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi đột ngột. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm cho trẻ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng viêm họng.

Dấu hiệu bệnh viêm họng ở trẻ

tre-bi-ho

Viêm họng là tình trạng vùng niêm mạc họng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ sẽ thấy đau rát ở họng, nhất là khi nuốt. Viêm họng thường được chia là 2 dạng là: viêm họng cấp và mãn tính. Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị viêm họng như:

  • Ho khan, ho đờm. Ho nhiều hơn vào ban đêm.
  • Niêm mạc họng sưng đỏ, nổi những đốm mủ.
  • Trẻ hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi.
  • Khàn tiếng, mất tiếng.
  • Trẻ chán ăn, bỏ ăn, người mệt lả.
  • Sốt cao.
  • Nổi hạch ở cổ.

Trẻ bị viêm họng do đâu?

Để tìm được phương pháp điều trị phù hợp giúp trẻ mau khỏi bệnh, cha mẹ cần phải biết rõ nguyên nhân gây viêm họng.

  • Trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Do bị cảm lạnh, cảm cúm.
  • Do thời tiết thay đổi, nóng lạnh liên tục, độ ẩm cao.
  • Dị ứng với lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc…
  • Do mắc các bệnh lý về răng miệng, viêm nướu, chân tay miệng,…

Trẻ bị viêm họng có nguy hiểm không?

tre-bi-ho-co-nguy-hiem-khong

Viêm họng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn người lớn. Thế nhưng bệnh không quá nguy hiểm nếu trẻ được điều trị đúng cách khi mới chớm bệnh. Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ mắc bệnh, bởi khi không được điều trị dứt điểm bệnh có thể tái phát nhiều lần. Khi ấy viêm họng thì chuyển biến thành mãn tính và rất khó điều trị, nguy hiểm hơn là trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Trẻ bị viêm xoang, viêm tai giữa.
  • Áp xe niêm mạc họng, viêm amidan.
  • Viêm phổi, viêm phế quản.
  • Nhiễm trùng hô hấp.

Cách chữa viêm họng cho trẻ

Tùy vào thể trạng bệnh của từng trẻ mà sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những trẻ mới chớm bị viêm họng hoặc bị viêm họng do yếu tố môi trường thì có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm họng. Còn trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, virus thì cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp dân gian

  • Sử dụng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus và làm giảm cảm giác đau rát họng. Thực hiện súc miệng nước muối thường xuyên còn là cách phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý khoảng 2- 5 lần/ngày.
  • Dùng chanh muối: Trong vỏ chanh có chứa acid citric và tinh dầu giúp giảm ho, viêm họng,… Kết hợp chanh với muối sẽ làm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mẹ cho trẻ ngậm một lát chanh muối rồi nhai nuốt từ từ thì sẽ giúp cổ họng dịu hơn, không còn những triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra.
  • Trà gừng: Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Mẹ có thể thái gừng thành những lát mỏng rồi cho vào cốc. Đổ thêm nước sôi và hãm khoảng 10 phút, sau đó cho thêm chút mật ong vào cốc khi nước còn ấm và uống trực tiếp. Thực hiện cách này 1-2 lần/ ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
  • Cháo nóng: Mẹ cho bé ăn cháo mỗi ngày sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, cháo cũng là món ăn mềm, loãng sẽ không gây tổn thương cho niêm mạc họng của trẻ.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Thành phần của lá hẹ có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Lá hẹ sau khi rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào bát. Cho thêm đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy đến khi lá hẹ chín. Lấy nước cốt rồi uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 muỗng nhỏ.

☛ Xem thêm: Chữa viêm họng cho trẻ mà mẹ nên biết

Dùng thuốc Tây y

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định để chữa viêm họng cho trẻ như:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng khi trẻ bị viêm họng do vi khuẩn. Một số loại thuốc được dùng như: amoxicillin, cephalexin,…
  • Thuốc kháng viêm: Dùng khi trẻ xuất hiện tình trạng phù nề, sưng họng. Thuốc được dùng phổ biến là loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm corticosteroid: prednisone, dexamethasone, betamethasone,…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Một số loại thuốc được dùng như paracetamol, ibuprofen,… giúp giảm đau, hạ sốt do viêm họng gây ra.

Thuốc Tây giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do viêm họng gây ra. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

kham-bac-si

Trường hợp trẻ mới chớm viêm họng, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa viêm họng tại nhà cho trẻ. Khi đó bệnh có thể sẽ thuyên giảm sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Trẻ viêm họng kèm sốt cao không có dấu hiệu giảm dù đã uống thuốc hạ sốt.
  • Trẻ thở khó, mặt môi tím tái.
  • Trẻ nôn chớ, mệt lả, nằm li bì không nói chuyện.
  • Trẻ ho nhiều, ho ra máu.

☛ Tham khảo thêm: Phân biệt viêm họng và viêm amidan

Phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ

dinh--duong-cho-tre

Để phòng ngừa tình trạng viêm họng ở trẻ, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên, ngày 2-3 lần.
  • Rửa sạch tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi thời tiết giao mùa hoặc mùa đông, nhất là cổ họng.
  • Không cho trẻ ăn những đồ lạnh hoặc đồ ăn cay nóng.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ cá nhân hoặc tiếp xúc gần với người bị mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế tiếp xúc với những nơi có môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, phòng ngủ, chăn, ga, gối để trẻ không hít phải bụi bẩn, nấm mốc làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Cho trẻ nô đùa nhẹ nhàng, tập thể dục để tăng cường sức khỏe.

☛ Tìm hiểu thêm: Viêm họng nên làm gì nhanh hết

Kết luận

Viêm họng là bệnh lý không quá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nếu cha mẹ biết cách điều trị dứt điểm, vì thế mà cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp đặc biệt, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để thăm khám, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm họng có lây không?

Viêm họng ở trẻ có nguy hiểm không

Bệnh viêm họng ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa đi viện?

Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt, bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ khi…

Bấm xem

Ý kiến của bạn