Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa ho có đờm ở trẻ

Các bài thuốc dân gian chữa ho có đờm ở trẻ là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Chúng đều có thành phần từ những nguyên liệu thiên nhiên, lành tính, chi phí rẻ lại dễ thực hiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ

Đờm chính là chất nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, trong đó có dịch nhầy, bạch cầy, vi khuẩn, virus,… Ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các tác nhân gây hại ra khỏi hệ hô hấp giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ như:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus.
  • Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Ô nhiễm môi trường (bụi bẩn, hóa chất).
  • Dị ứng (phấn hoa, lông động vật, thời tiết).
  • Mắc các bệnh lý như: viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính,…

Trẻ bị ảnh hưởng thế nào khi ho có đờm?

Trẻ bị ho có đờm không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó sẽ khiến đường thở bị tắc làm trẻ thở khó hơn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ như:

  • Các cơn ho kéo dài sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, khiến bé quấy khóc nhiều hơn.
  • Tình trạng đờm đặc làm ảnh hưởng đến đường thở khiến trẻ khó thở, nhất là khi trẻ ngủ.
  • Đờm ở trong họng sẽ làm trẻ dễ bị sặc, nôn trớ khi ăn. Điều này lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ.

Các bài thuốc dân gian chữa ho có đờm ở trẻ

Dưới đây là một số bài thuốc mà phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà cho trẻ.

Dùng nước muối

muoi

Theo các chuyên gia nghiên cứu, muối có tính sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Không những thế, muối còn làm giảm cám giác ngứa rát họng, tiêu đờm nhanh chóng. Bạn cũng nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus mà còn phòng ngừa được các bệnh về răng miệng.

Bạn pha nước muối loãng với tỉ lệ 0,9% (9g muối và 1 lít nước ấm) hoặc dùng nước muối sinh lý. Bạn uống một hụm vừa đủ và súc miệng khoảng 15-30 giây rồi nhổ đi. Thực hiện cách này 2-3 lần/ ngày, sau khi thức dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bạn thường xuyên áp dụng cách này sẽ thấy tình trạng đờm thuyên giảm và cổ họng dịu hơn.

Mật ong

Mật ong được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Trong thành phần của mật ong cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bởi thế mà mật ong thường được dùng để chữa ho khan, ho có đờm, viêm họng,….

Cách làm đơn giản như sau:

  • Cần chuẩn bị 1 cốc nước lọc ấm và mật ong nguyên chất.
  • Bạn dùng 1 thìa mật ong cho vào cốc nước ấm rồi khuấy đều rồi thưởng thức.
  • Áp dụng cách này vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Thực hiện thường xuyên sẽ thấy tình trạng ho có đờm thuyên giảm.

Lưu ý: Không nên dùng cách này cho trẻ dưới 1 tuổi.

Gừng

gung

Trong Đông y, gừng có tính ấm, vị cay nên thường được dùng để chữa ho có đờm. Ngoài ra, trong thành phần của gừng có chứa chất Gingerol có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Từ đó làm giảm triệu chứng đau rát họng và làm ấm họng.

Cách làm như sau:

  • Gừng đem đi cạo vỏ, rửa sạch.
  • Sau đó thái từng lát mỏng rồi cho vào cốc nước nóng hãm khoảng 5-10 phút.
  • Cho thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều và uống khi nước còn ấm.
  • Bạn thực hiện cách này hàng ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ rệt.

Tỏi

Thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allincin có công dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra tỏi còn làm giảm đau rát cổ họng, giảm sưng và tăng cường sức đề kháng. Bởi thế mà tỏi được nhiều người sử dụng để chữa cảm cúm, cảm lạnh, ho, viêm họng,…

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Bạn cần chuẩn bị 3-4 nhánh tỏi đã bóc vỏ.
  • Đem đi rửa sạch rồi đem đi ngâm với mật ong.
  • Bạn để ngâm qua đêm rồi cho trẻ sử dụng.
  • Cho trẻ ngậm mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.
  • Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Củ cải trắng

cu-cai-trang

Theo Đông y, củ cải trắng có vị ngọt thanh, tính mát, có tác dụng rất tốt cho người bị ho đờm, khàn tiếng,… Không những vậy củ cải trắng còn có tác dụng tốt đối với người bị tiểu đường, người mắc bệnh về đường tiêu hoá, đường hô hấp. Bởi thế mà cách chữa ho có đờm bằng củ cải trắng được sử dụng rất nhiều.

Cách là như sau:

  • Chuẩn bị củ cải, mật ong và một chút gừng tươi.
  • Bạn đem gọt vỏ củ cải, rửa sạch rồi ép lấy nước cốt.
  • Gừng đem đi thái mỏng rồi trộn cùng với nước cốt củ cải, đem đi đun nhỏ lửa khoảng 10 phút.
  • Sau đó tắt bếp, để nguội bớt thì cho mật ong vào.
  • Uống ngày 2 lần, mỗi lần chỉ khoảng 5ml.
  • Nếu thích uống loãng thì bạn có thể cho thêm nước ấm vào rồi uống.

☛ Tham khảo tại: Các cách chữa ho có đờm bạn nên biết

Rau diếp cá

Rau diếp cá được dùng rất nhiều để chữa ho có đờm bởi tính an toàn, dễ thực hiện mà chi phí rất rẻ. Với thành phần của diếp cá chứa hoạt chất flavonoid, decanoyl-acetaldehyde, alkaloid có công dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Bởi thế, rau diếp cá có khả năng ức chế các vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Cách làm như sau:

  • Rửa sạch một nắm rau diếp cá, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Sau đó đem đi xay nhuyễn rồi trộn với một bát nước vo gạo (nước vo lần 2).
  • Đem hỗn hợp đó đi đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10-15 phút, sau đó tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã để lấy phần nước cốt, để nguội rồi uống trực tiếp.
  • Mẹ cho trẻ uống 1-2 lần/ ngày, kiên trì uống sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

Lá hẹ

la-he

Trong thành phần lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất như: allicin, odorin, sunfit, saponin giúp diệt khuẩn, tiêu đờm, giảm ho rất hiệu quả. Vì thế mà lá hẹ được rất nhiều người áp dụng để chữa ho có đờm.

Cách làm rất đơn giản:

  • Rửa sạch lá hẹ, rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cho lá hẹn vào bát rồi đổ thêm một chút đường phèn, đem đi hấp cách thuỷ khoảng 20 phút.
  • Dùng nước cốt uống khoảng 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 thìa nhỏ để giảm ho, tiêu đờm.

☛ Tìm hiểu thêm: Trị ho có đờm tại nhà đơn giản

Lá húng chanh

la-hung-chanh

Lá húng chanh có tính ấm, vị cay, có tác dụng rất tốt đối với người đang mắc các vấn đề về viêm đường hô hấp. Theo y học hiện đại, lá húng chanh có chứa chất cavaron giúp trị ho, tiêu đờm, giải cảm,… rất hiệu quả.

Cách làm như sau:

  • Bạn có thể vò nát lá húng chanh rồi hãm với nước sôi trong khoảng 5 phút, nên uống khi nước còn ấm.
  • Hoặc bạn xay nhuyễn vài quả quất xanh với lá húng chanh, sau đó trộn cùng với đường phèn. Đem hỗn hợp đi hấp cách thuỷ khoảng 15 phút và dùng nước cốt đó uống 2 lần/ ngày.

☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp cách làm tiêu đờm

Lưu ý khi chữa ho có đờm cho trẻ

Bên cạnh những cách chữa ho có đờm ở trên, cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều dưới đây khi chữa ho có đờm để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn:

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để giúp làm loãng đờm và dịch nhầy ở họng.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng, họng.
  • Nên kê cao đầu hơn một chút khi ngủ để tránh bị ngạt mũi.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hoá chất,…
  • Khi ho nên ho dứt khoát để tống đờm ra ngoài, tránh ho nhiều làm tổn thương niêm mạc họng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc giao mùa, nhất là cổ họng.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khoẻ.

Chúng tôi đã tổng hợp những cách chữa ho có đờm cho trẻ tại nhà. Cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con em mình, giúp trẻ mau khỏi bệnh nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm: Ho nhiều về đêm có đờm

Bài thuốc dân gian

Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa ho có đờm ở trẻ

Các bài thuốc dân gian chữa ho có đờm ở trẻ là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Chúng đều có thành phần từ những nguyên…

Bấm xem

Ý kiến của bạn